12 trường đại học dự kiến phải di dời ra ngoại thành là dựa theo tiêu chí của Hà Nội. Cuối tháng 2, đầu tháng 3, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành tiêu chí về mặt chuyên môn giáo dục; các bộ, ngành khác xây dựng những tiêu chí khác để xác định danh sách các trường ĐH, CĐ thuộc diện phải di dời.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết như vậy bên lề hội nghị tuyển sinh ĐH diễn ra ngày 18/2.
Sau khi ban hành tiêu chí, Chính phủ sẽ phải tổ chức buổi làm việc để các trường đề xuất phương án. Dựa trên các tiêu chí đó, Chính phủ sẽ tổng hợp xác định trường phải di dời.
Cách đây hơn 3 tháng, Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ GD-ĐT, Bộ Xây dựng, TP.Hà Nội, TP.HCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ sở của giáo dục, các cơ sở y tế...bàn về vấn đề di dời các trường đại học, bệnh viện ra ngoại thành.
Sau đó, Bộ GD-ĐT được giao nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí "chấm điểm" để di dời các trường.
Các tiêu chí chuyên môn gồm: tuổi đời, truyền thống của trường trong nội thành, số lượng sinh viên, số lượng giáo viên, diện tích mặt bằng.
Hiện tại, Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến các trường để đưa ra các trọng số phù hợp.
"Các trường có thể bổ sung nhiều điểm khác nữa để xác định", ông Ga cho biết.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hoàng Trọng Nhất cho hay, hiện tại chưa có văn bản nào từ Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nhiều giảng viên trong trường gọi điện hỏi về thông tin này để chủ động việc ăn ở, đi lại, có thể mua đất gần cơ sở mới.
"Nhưng trường chỉ biết động viên giảng viên ổn định tinh thần, chờ thông tin chính thức", ông Nhất nói.
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, việc di dời trường ĐH, CĐ ra ngoại đô là chủ trương đúng. Tuy nhiên khi thực hiện triển khai cần tính toán lộ trình, bước đi cho phù hợp; thậm chí nên có lộ trình di dời cho từng trường hoặc từng nhóm trường (khối Văn hóa, Kinh tế...) vì mỗi trường có một đặc thù riêng.
Là một trong những đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng đề án Quy hoạch và Xây dựng hệ thống các trường ĐH, CĐ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học (Bộ GD-ĐT) Trần Thanh Bình cho biết, việc di dời trường ĐH ra ngoại đô mới đang được triển khai bước 1: quy hoạch đất sạch cho các khu ĐH tập tập trung.
Quy hoạch này nằm trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ.
Dự kiến, nhanh thì quý 1/2011 sẽ có đất sạch cho các trường, còn chậm nhất là cuối năm 2011 các trường sẽ được bàn giao đất xây trường - ông Bình dự đoán.
Theo Vnn
Ông Nguyễn Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – đã khẳng định như vậy khi dẫn đầu đoàn các Đại sứ và Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm đến làm việc với Bộ GD&ĐT sáng nay ngày 17/2/2011, trước khi lên đường nhận nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì buổi làm, cùng sự tham dự của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng, Văn phòng Bộ GD&ĐT.
(HBĐT) - Sáng nay 18/2, tại hội nghị tuyển sinh ĐH,CĐ, TCCN năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ vi phạm quy chế tuyển sinh năm 2010.
(HBĐT) - Đây là một trong những điều kiện được nhấn mạnh tại đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở TP.HCM” vừa được UBND TP quyết định phê duyệt. Nội dung đề án nêu rõ bốn điều kiện phổ cập, trong đó đáng lưu ý là trường lớp được trang bị bộ thiết bị tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, trang bị thêm các bộ đồ chơi, phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, giúp các bé làm quen với máy vi tính để học tập.
(HBĐT) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của học kỳ 2 năm học 2010-2011 là hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 16 và 17/2, tại trường tiểu học Kim Đồng (TPHB) Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo dạy thử nghiệm sách giáo khoa theo mô hình trường học mới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì Hội thảo. Tham dự hội thảo có nhóm tác giả, các nhà nghiên cứu, quản lý sách giáo khoa, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thành phố và các giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng.
(HBĐT) - Triển khai, tổ chức thực hiện việc dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho đội ngũ cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ công tác ở vùng núi của tỉnh. Học kỳ I năm học 2010-2011, Trung tâm GDTX tỉnh đã mở 02 lớp tiếng Thái, tiếng Mông cho 74 học viên. Tài liệu giảng dạy và học tập được căn cứ theo Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ tài liệu tiếng dân tộc Thái và tiếng dân tộc Mông.