Nguồn thu tài chính có hạn vì thấp lại cào bằng - nhiều trường ĐH công lập cho rằng đây là lý do khiến chất lượng giáo dục bị kìm hãm, trường không thu hút được giảng viên giỏi và khó có thể “cất cánh”.
Học phí thấp “đè” chất lượng giáo dục
Theo GS-TS Mai Ngọc Cường, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, hiện nguồn thu của các trường ĐH công lập hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước. Trong đó, nguồn từ ngân sách chiếm khoảng 54% - 57%, nguồn thu ngoài ngân sách chiếm khoảng 43% - 46%, chủ yếu là thu từ học phí, lệ phí.
Ngoại trừ các trường ĐH khối Kinh tế, Luật có khả năng tự bảo đảm trên 50% mức chi từ các nguồn thu sự nghiệp ngoài ngân sách Nhà nước, còn lại các trường ĐH khác chỉ bảo đảm dưới 50% mức chi. Đặc biệt khó khăn là các trường khối y dược, thể thao và văn hóa nghệ thuật. Do nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước gặp khó khăn nên nhiều trường khó có khả năng tăng nguồn để tự cân đối thu chi.
GS Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng với suất đầu tư khoảng 400 - 500 USD/sinh viên/năm như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng là “vô phương”! GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng với suất đầu tư thua các nước trong khu vực 8-10 lần mà đòi hỏi phải sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục là duy ý chí.
Trước thực tế này, theo nhiều đại biểu, không thể duy trì cơ chế học phí thấp và cào bằng như hiện nay. “Mức học phí thấp đang kìm hãm, đè nén nền giáo dục ĐH” – PGS.TS Lê Bảo Lâm, hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM, nói. Theo ông Lâm, học phí thấp nên phương tiện giảng dạy, học tập nghèo nàn, lương thấp không thu hút được giảng viên giỏi… thì làm sao có thể nâng cao chất lượng.
GS.TS Nguyễn Đông Phong, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, đề nghị phải thay đổi khung học phí linh hoạt hơn và chính sách học phí nên để các trường chủ động xây dựng, không nên ràng buộc các trường bằng cơ chế “phân khúc thấp”. Nếu giao cho trường tự quyết định học phí, tự quyết định nhân sự, tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình đào tạo ra thì trường công chắc chắn sẽ vươn lên.
Tốt cho sinh viên và giảng viên
Nhiều đại biểu cho rằng tăng học phí là xu hướng khó tránh, song cần phải có chính sách hỗ trợ người học. Theo GS.TS Nguyễn Đông Phong, tín dụng cho sinh viên vay sẽ là giải pháp hoàn toàn có cơ sở và khả thi. “Khi sinh viên học bằng tiền đi vay thì chắc chắn sẽ quyết tâm học hành để còn trả nợ” - ông Phong nói. Giải pháp này được rất nhiều đại biểu đồng tình. Để tăng cường nguồn thu cho các trường, TS Nguyễn Kim Dung, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TPHCM, còn đề nghị các nhà tuyển dụng - những người hưởng lợi từ kết quả đào tạo của nhà trường - phải chung tay giúp nhà trường phát triển.
Các đại biểu cũng cho rằng để bảo đảm chất lượng, các trường ĐH phải được sự giám sát của toàn xã hội. Theo TS Phạm Thị Ly, ĐH Quốc gia TPHCM, việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện thông qua các tổ chức kiểm định độc lập. |
Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM, khi người học đã bỏ tiền nhiều thì phải được học ở nơi tốt. Do vậy, các trường ĐH phải cung cấp dịch vụ tốt nhất, bảo đảm chất lượng mình cung cấp phù hợp với yêu cầu của khách hàng - là người học.
Cũng theo ông Hồ Thanh Phong, cơ chế trả lương theo giờ giảng như hiện nay sẽ khiến giảng viên - người cung cấp dịch vụ - dạy đến sức cùng, lực kiệt để có thu nhập bảo đảm cuộc sống; không còn tâm trí, thời gian nghiên cứu khoa học, nâng cao chuyên môn. PGS-TS Lê Bảo Lâm cũng cho rằng việc tuyển dụng giảng viên rất khó khăn, nhất là những người được đào tạo ở nước ngoài, vì mức lương quá thấp. Do vậy, việc tự chủ thu chi với quyền trả lương cao sẽ là nền tảng để giải quyết những nhu cầu thiết yếu của giảng viên, từ đó mới có thể mang lại dịch vụ tốt nhất cho người học.
Theo Báo NLĐ
Đó là ngành Khoa học vật liệu, Hóa dược, Công nghệ hạt nhân, Công nghệ sinh học. Đây là những ngành học mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, những ngành học này điểm chuẩn hàng năm không cao so với các ngành Kinh tế.
Đó là nội dung đáng chú ý trong dự kiến sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ mà Bộ GD-ĐT thông báo ngày 18-3. Theo đó, người dự tuyển được miễn kiểm tra ngoại ngữ nếu có một trong những chứng chỉ, văn bằng sau đây:
Sáng nay (19/3) tại Hà Nội, đã diễn ra Triển lãm giáo dục Singapore 2011 với sự tham dự của 13 trường ĐH và các tổ chức giáo dục hàng đầu Singapore. Triển lãm nhằm cung cấp các thông tin toàn diện nhất về nền giáo dục Singapore do Tổng cục Du lịch Singapore phối hợp với Studylink International và Blue Ocean tổ chức.
(HBĐT)- Trong 10 năm qua (2000-2010), tỉnh ta đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng trường chuẩn quốc. Ngành chức năng đã tham mưu đắc lực cho tỉnh trong xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia; đưa chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV.
Số báo hôm nay tiếp tục giới thiệu với bạn đọc phần trả lời của Ban Tư vấn tuyển sinh xung quanh những thắc mắc về chọn nghề, định hướng tương lai của học sinh cả nước.
Tôi rất khâm phục nước Nhật vì nước họ đã bị nhiều lần động đất nhẹ mà họ vẫn bình tĩnh xếp hàng chờ những chiếc taxi. Trông vẻ mặt họ hơi tái đi nhưng họ vẫn bình thản. Bây giờ, Việt Nam đang chọn những cô ý tá giỏi qua Nhật hỗ trợ người dân chống lại dịch bệnh” – bé Thiên Hân ở TP.HCM viết.