Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi tuyển sinh, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học. Đặc biệt, các trường còn “chiều lòng” thí sinh bằng cách muốn lấy bằng trong nước hoặc lấy bằng nước ngoài đều có.
Xã hội hóa giáo dục đã mang lại cho thí sinh có thêm nhiều cơ hội vào đại học (ĐH), đặc biệt là thí sinh gia đình có điều kiện nhưng không thi đỗ kỳ thi tuyển sinh ĐHc. Cũng chính xã hội hóa giáo dục đã cởi mở hơn cho các trường ĐH mở ra nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Chương trình này rất “chiều lòng” thí sinh. Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi ĐH, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học có thể gọi là “tốp đầu” hiện nay.
Năm 2011, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chiêu sinh vào các ngành liên kết đào tạo với các trường nổi tiếng nước ngoài như ĐH Troy (TROY) - Mỹ, Viện ĐHQG Bách khoa Grenoble (INPG) - Pháp, ĐH Leibniz Hannover (LUH) - Đức, ĐH Công nghệ Nagaoka (NUT) - Nhật, ĐH Victoria Wellington (VUW) - New Zealand… với các ngành đào tạo như Điện tử viễn thông, Kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính; Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế… Sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo này sẽ được cấp bằng ĐH của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc của trường đối tác nước ngoài.
Việc xét tuyển vào học chương trình này cũng rất đơn giản, thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh đại học khối A, D1 và D3 năm 2011 vào Trường ĐHBK Hà Nội hoặc các trường ĐH khác trên toàn quốc đạt điểm sàn ĐH.
Đối với thí sinh không có điểm thi đại học nhưng đã tốt nghiệp THPT năm 2011 tham dự đợt kiểm tra đầu vào (3 môn: Toán, Lý, Hóa) do Trường ĐHBK Hà Nội tổ chức vào tháng 9/2011. Tuy nhiên, kinh phí học chương trình này tính ra hàng trăm triệu đồng.
Tương tự, chương trình liên kết của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM năm 2011 tuyển sinh bậc ĐH (với các đại học Mỹ, Úc, Nhật) các ngành: Quản lí, Điện - Điện tử, CNTT, KS Dầu khí; Xây dựng,... văn bằng do nước ngoài cấp. Đặc biệt, trường có chế độ cho vay để học.
Với ngành Công nghệ thông tin trường liên kết với Trường ĐH AUT (New Zealand) thí sinh chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT và điểm thi ĐH khối A là được xét tuyển vào học.
Năm nay Khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội có 500 chỉ tiêu (không thuộc 5.500 chỉ tiêu đào tạo chính quy của ĐHQGHN). Vớicác ngành học do ĐHQGHN cấp bằng như Kế toán, phân tích và kiểm toán: Tuyển sinh các khối A,D, kết quả thi đạt từ điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Đặc biệt, với các ngành do trường ĐH nước ngoài cấp bằngnhư Kế toán (honours), Khoa học Quản lí: Theo tiêu chí tuyển sinh của ĐH nước ngoài và kết quả học tập ở bậc THPT. Kinh tế - Quản lí: Tuyển sinh các khối A, D, kết quả thi đạt từ điểm sàn của ĐHQGHN trở lên và theo tiêu chí tuyển sinh của ĐH nước ngoài. Kinh tế - Tài chính, Trung Y - Dược, Hán ngữ, Giao thông: Theo tiêu chí tuyển sinh của ĐH nước ngoài và kết quả học tập ở bậc THPT.
Tuy nhiên, học phí không phải là rẻ, tính theo USD, thu bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm nộp.
Tại ĐH Thái Nguyên, khoa Công nghệ thông tin liên kết với Trường ĐH Fontys - Hà Lan đưa ra chương trình với hình thức học (4+1), sinh viên học 4 năm tại Việt Nam sau đó chuyển sang học tại Hà Lan 1 năm. Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng của ĐH Fontys cấp. ĐH Thái Nguyên cũng đào tạo ngành Công nghệ thông tin liên kết với trường Wakefield - vương quốc Anh...
Đáp ứng yêu cầu người học, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, với ưu điểm đôi bên cùng có lợi này nên đa số các trường ĐH Việt Nam hiện nay đều mở ra chương trình liên kết đào tạo này. Tuy nhiên, vào học chương trình này thí sinh nên lưu ý, trong số các chương trình liên kết đào tạo mà các trường thực hiện, không phải chương trình nào cũng được Bộ GD-ĐT phê duyệt vì trường đối tác không đảm bảo chất lượng. Do vậy, khi đăng ký vào chương trình học, thí sinh nên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan.
Theo Dantri
Môn văn được xem là môn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, tình cảm thẩm mỹ bên cạnh giáo dục tri thức cho học sinh. Vậy mà, đôi khi người dạy phải giật mình vì những “tác dụng phụ” không mong muốn?
Đó là ngành Khoa học vật liệu, Hóa dược, Công nghệ hạt nhân, Công nghệ sinh học. Đây là những ngành học mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, những ngành học này điểm chuẩn hàng năm không cao so với các ngành Kinh tế.
Đó là nội dung đáng chú ý trong dự kiến sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ mà Bộ GD-ĐT thông báo ngày 18-3. Theo đó, người dự tuyển được miễn kiểm tra ngoại ngữ nếu có một trong những chứng chỉ, văn bằng sau đây:
Sáng nay (19/3) tại Hà Nội, đã diễn ra Triển lãm giáo dục Singapore 2011 với sự tham dự của 13 trường ĐH và các tổ chức giáo dục hàng đầu Singapore. Triển lãm nhằm cung cấp các thông tin toàn diện nhất về nền giáo dục Singapore do Tổng cục Du lịch Singapore phối hợp với Studylink International và Blue Ocean tổ chức.
(HBĐT)- Trong 10 năm qua (2000-2010), tỉnh ta đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng trường chuẩn quốc. Ngành chức năng đã tham mưu đắc lực cho tỉnh trong xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia; đưa chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV.
Số báo hôm nay tiếp tục giới thiệu với bạn đọc phần trả lời của Ban Tư vấn tuyển sinh xung quanh những thắc mắc về chọn nghề, định hướng tương lai của học sinh cả nước.