Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ chỉnh sửa nội dung quy định rút hồ sơ ĐKXT. Theo đó, hồ sơ ĐKXT NV2, 3, thí sinh chỉ được rút lại hồ sơ đã nộp vào các trường một lần vào thời điểm chậm nhất là 5 ngày trước khi hết hạn nộp hồ sơ.

Tuyển sinh năm 2011, Bộ GD-ĐT có quy định mới về việc xét tuyển, theo đó trong thời hạn quy định xét tuyển 20 ngày, thí sinh (TS) được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) nếu thấy khả năng không trúng tuyển vào trường mình vừa nộp hồ sơ. Các trường hàng ngày phải cập nhật thông tin hồ sơ ĐKXT lên trang web của trường và công khai cho các TS biết. Việc rút hồ sơ này cũng sẽ có thêm cơ hội vì các trường khác có thể chưa có nhiều hồ sơ, như vậy trường cũng thuận lợi đảm bảo đủ chỉ tiêu.

Tuy nhiên, sau khi Bộ ban hành quyết định này, đã có nhiều ý kiến của lãnh đạo nhiều trường đại học phản ánh cho rằng nếu thực hiện sẽ nảy sinh nhiều bất cập, tiêu cực không lường trước được.

Trước những ý kiến trên, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học cho biết , Bộ GD-ĐT đang dự kiến điều chỉnh quy định về việc được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, để nộp sang trường khác. Theo đó, ĐKXT đối với nguyện vọng 2, nguyện vọng 3, TS chỉ được rút lại hồ sơ ĐKXT đã nộp vào các trường một lần vào thời điểm chậm nhất là 5 ngày trước khi hết hạn nộp hồ sơ.

Trước đó, trao đổi với Dân trí, ông Bùi Đức Hiền, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Điện lực cho biết, trường chỉ quy định cho thí sinh rút hồ sơ ĐKXT ra 1 lần và nộp vào 1 lần.

Còn TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TPHCM, cho biết cũng sẽ chỉ cho thí sinh rút hồ sơ ĐKXT NV 2 đã nộp vào các trường thành viên một lần và ở thời hạn chậm nhất là trước ngày 14/9 đối với TS nộp qua đường bưu điện. Theo đó, ĐHQG TPHCM cũng sẽ có quy định về việc rút hồ sơ ĐKXT của TS có nguyện vọng rút hồ sơ phải có đơn xin rút và khi đến phải nộp cả biên nhận nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
 
Bộ GD-ĐT sẽ công bố nội dung sửa đổi trên trong thời gian tới.
 
                                                                                    Theo Dantri

Các tin khác

Niềm vui của thầy cô và các học sinh đoạt giải quốc gia năm 2011. Lần đầu tiên, 100% các đội tuyển đều có giải.
GS.NGND.AHLĐ Dương Trọng Bái khi làm Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội nhiệm kỳ 1976-1980.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đủ dạng liên kết đào tạo để “chiều lòng” thí sinh

Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi tuyển sinh, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học. Đặc biệt, các trường còn “chiều lòng” thí sinh bằng cách muốn lấy bằng trong nước hoặc lấy bằng nước ngoài đều có.

ĐH công muốn tự chủ thu chi

Nguồn thu tài chính có hạn vì thấp lại cào bằng - nhiều trường ĐH công lập cho rằng đây là lý do khiến chất lượng giáo dục bị kìm hãm, trường không thu hút được giảng viên giỏi và khó có thể “cất cánh”.

Có thể lấy bằng đại học sau 1,5 năm

Theo dự thảo Luật Giáo dục Đại học, thời gian đào tạo ĐH được rút ngắn còn 1,5 năm và không kéo dài quá 6 năm học. Dự thảo này cũng quy định cụ thể việc thành lập - chia tách - giải thể các cơ sở giáo dục ĐH.

Phát triển kỹ năng sống cho tuổi lên 3

Làm một cuộc khảo sát với những phụ huynh có con ở lứa tuổi mầm non về những điều họ quan tâm cho tương lai con cái, nhận thấy những bậc cha mẹ này chủ yếu chú trọng đến tiếng Anh và việc phát triển kỹ năng sống cho bé.

"Mẹo" học thuộc bài cho HS cuối cấp

Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng thật khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Các môn học thuộc lòng luôn là trở ngại với phần lớn các bạn có độ tập trung thấp.

Coi chừng bạo lực trong môn Văn?

Môn văn được xem là môn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, tình cảm thẩm mỹ bên cạnh giáo dục tri thức cho học sinh. Vậy mà, đôi khi người dạy phải giật mình vì những “tác dụng phụ” không mong muốn?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục