Những năm gần đây, không nhiều thí sinh thi vào khối ngành sư phạm (SP). Tuy nhiên, đây là một trong những ngành có nhiều ưu đãi, phù hợp với học sinh có sức học khá, hoàn cảnh gia đình khó khăn.

 

Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM xét tuyển giáo viên tiếng Anh - Ảnh: Đ.N.T

Miễn học phí

Điểm đặc biệt đầu tiên ở khối ngành SP là sinh viên (SV) được miễn học phí trong suốt quá trình học. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Các ngành đào tạo hệ SP, ngay từ đầu nếu cam kết phục vụ trong ngành sau khi ra trường thì SV sẽ được miễn toàn bộ học phí”. Tuy nhiên, ông Lâm cũng lưu ý: “Không phải ngành nào trong trường SV cũng được miễn học phí, bởi ngoài hệ SP, các trường còn đào tạo hệ cử nhân ngoài SP. Với hệ cử nhân ngoài SP, các SV phải đóng học phí theo quy định”.

Tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, SV khối ngành SP kỹ thuật cũng được miễn học phí. Nói về điểm khác biệt giữa hệ đào tạo SP của trường so với các trường khác, thạc sĩ Hồ Thị Ánh Tuyết, Phó trưởng phòng Công tác HSSV, phân tích: “Các ngành SP của trường đào tạo chuyên về khối kỹ thuật. Khi tốt nghiệp, SV được cấp cùng lúc bằng kỹ sư và chứng chỉ SP bậc 2. Ra trường, SV có thể tham gia giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp và trường nghề hoặc môn Kỹ thuật tại các trường phổ thông”.

Không chỉ được miễn học phí, sau khi ra trường, SV ngành SP còn có quyết định của trường nơi tốt nghiệp gửi về các sở GD-ĐT để Sở phân công việc làm.

Nhu cầu tuyển dụng cao

Một số ngành miễn học phí

SV theo học chương trình đào tạo quân đội tại các trường quân đội, công an; SV ngành Triết học cũng được miễn học phí theo quy định. Riêng với chuyên ngành Hán - Nôm của khoa Ngữ văn trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), SV cũng được miễn học phí. Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ - Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết: “Đây là ngành ít người đăng ký theo học, cũng ít nơi đào tạo. Để góp phần duy trì ngành học này, nhà trường tự miễn học phí nhằm khuyến khích SV theo học”. 

Trao đổi với đại diện Sở GD-ĐT Cà Mau, ông Lê Quang Hảo, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo bồi dưỡng, cho biết: “SV ngành SP có hộ khẩu tại tỉnh Cà Mau, sau khi tốt nghiệp trở về tỉnh công tác đều được bố trí việc làm. Với các giáo viên trẻ sau khi vào biên chế hoặc ký hợp đồng dài hạn có nguyện vọng học cao học sẽ được hỗ trợ học phí học tập là 30 triệu đồng”. Về cơ hội việc làm, ông Hảo thông tin thêm: “Hiện nay nhu cầu giáo viên tại địa phương cũng tùy lĩnh vực và tùy nơi, có môn thiếu, có môn thừa. Riêng tại các huyện vùng sâu vẫn còn thiếu nhiều giáo viên ở các môn cơ bản như: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ...”.

Tương tự ông Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng Giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên (Sở GD-ĐT Bình Dương), cho hay: “Đến thời điểm này, với tỉnh Bình Dương, thiếu nhất vẫn là giáo viên mầm non”. Trong khi đó, ông Trương Thức, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Đắk Lắk), khẳng định: “Nhu cầu tuyển dụng giáo viên của tỉnh đến thời điểm này không cao như thời gian trước. Trong khoảng 1.000 hồ sơ xin tuyển giáo viên bậc THPT năm 2010 vào tỉnh chỉ có khoảng 1/5 được tuyển dụng. Tuy vậy, mỗi năm vẫn cần có lực lượng giáo viên mới thay thế cho đội ngũ về hưu”.

Bộ GD-ĐT cho rằng một trong những khó khăn để tiến tới lộ trình phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi vào năm 2015 là thiếu giáo viên. Tính trên cả nước, số lượng giáo viên mầm non còn thiếu lên tới hơn 20.000 người. Trong đó, việc các trường khan hiếm nguồn tuyển chủ yếu do chế độ đối với giáo viên mầm non chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu.

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM, để chuẩn bị cho công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, hiện nay nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non tại TP.HCM rất lớn. Từ nay đến năm 2013, thành phố cần hơn 4.000 giáo viên mầm non. Giáo viên bậc tiểu học cũng đang thiếu trầm trọng do số học sinh vào lớp 1 mỗi năm một tăng. Bên cạnh đó, nhiều trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố không có giáo viên cơ hữu hoặc không đủ giáo viên cơ hữu theo quy định. Do vậy, trong công văn gửi các trường THPT về việc hướng dẫn cho học sinh lựa chọn ngành nghề, Sở khuyến khích học sinh thi vào ngành SP.

                                                                         Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Niềm vui của thầy cô và các học sinh đoạt giải quốc gia năm 2011. Lần đầu tiên, 100% các đội tuyển đều có giải.
GS.NGND.AHLĐ Dương Trọng Bái khi làm Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội nhiệm kỳ 1976-1980.
Không có hình ảnh

Bộ GD-ĐT phát động quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản

Chiều ngày 21/3, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam đã tổ chức lễ phát động quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả động đất và sóng thần vừa qua.

Đủ dạng liên kết đào tạo để “chiều lòng” thí sinh

Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi tuyển sinh, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học. Đặc biệt, các trường còn “chiều lòng” thí sinh bằng cách muốn lấy bằng trong nước hoặc lấy bằng nước ngoài đều có.

ĐH công muốn tự chủ thu chi

Nguồn thu tài chính có hạn vì thấp lại cào bằng - nhiều trường ĐH công lập cho rằng đây là lý do khiến chất lượng giáo dục bị kìm hãm, trường không thu hút được giảng viên giỏi và khó có thể “cất cánh”.

Có thể lấy bằng đại học sau 1,5 năm

Theo dự thảo Luật Giáo dục Đại học, thời gian đào tạo ĐH được rút ngắn còn 1,5 năm và không kéo dài quá 6 năm học. Dự thảo này cũng quy định cụ thể việc thành lập - chia tách - giải thể các cơ sở giáo dục ĐH.

Phát triển kỹ năng sống cho tuổi lên 3

Làm một cuộc khảo sát với những phụ huynh có con ở lứa tuổi mầm non về những điều họ quan tâm cho tương lai con cái, nhận thấy những bậc cha mẹ này chủ yếu chú trọng đến tiếng Anh và việc phát triển kỹ năng sống cho bé.

"Mẹo" học thuộc bài cho HS cuối cấp

Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng thật khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Các môn học thuộc lòng luôn là trở ngại với phần lớn các bạn có độ tập trung thấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục