Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục vừa công bố bảng giá bán sách giáo khoa (SGK) năm 2011, trong đó dễ thấy là giá SGK ở các cấp học đều tăng so với năm 2010.
Theo công văn mà NXB Giáo dục gửi cho các công ty phát hành sách (PHS) thì năm học 2011-2012, NXB điều chỉnh giá bìa 193 tên sách in lưu chiểu năm 2011. Các tên sách in lưu chiểu năm 2010 trở về trước không điều chỉnh giá. Giá bán lẻ các loại sách này được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Giá SGK các cấp sẽ đồng loạt tăng khoảng 16,9% - Ảnh: Đ.N.T |
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Minh Khang - Phó tổng giám đốc NXB, xác nhận: “Giá bán SGK năm 2011 so với năm trước tăng trung bình khoảng 16,9%”. Ví dụ, bộ SGK lớp 1 tăng từ 40.000 đồng lên 47.500 đồng; lớp 2 tăng từ 38.000 đồng lên 45.000 đồng... Theo ông Khang, nguyên nhân của việc tăng giá là do giá giấy, công in, giá vận chuyển... đều tăng cao. Ông Khang trình bày: “Giá giấy đã tăng từ 14 triệu đồng/tấn lên 18 triệu đồng/tấn trong năm nay, các nhà in đều gửi công văn đòi tăng chi phí công in lên. Trước tình hình đó, NXB đã có văn bản đề nghị tăng giá SGK và được Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính thẩm định và chấp thuận bằng văn bản”. Ông Khang cũng cho biết dự kiến sẽ có 80 triệu bản SGK cho năm học mới.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, việc bán SGK chủ yếu được thực hiện bằng hình thức công ty PHS phối hợp với phòng giáo dục và các trường để cung cấp sách đến học sinh. Kinh phí mà các công ty PHS trả cho nhà trường như sau: đối với SGK các cấp tiểu học, THCS, sách bổ trợ THCS là 9% giá trị thanh toán (theo giá bìa); đối với sách bổ trợ, tự chọn là từ 12-15% giá bìa. Đặc biệt, các loại sách tham khảo được công ty PHS trả “hoa hồng” cho các trường khá cao, nếu là sách tham khảo của NXB Giáo dục thì tỷ lệ chiết khấu là 24%, của các NXB khác là 32% theo giá bìa.
Theo Báo Thanhnien
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cùng Liên minh chiến dịch toàn cầu vì giáo dục ở Việt Nam phát động Tuần toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người tại Việt Nam với chủ đề giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi.
Song song với việc tổ chức cho học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS) thi tuyển vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập, phòng giáo dục và các trường THCS phải nỗ lực phân luồng học sinh vào các trường nghề, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Tuy nhiên, trong nhiều năm thực hiện phân luồng, các phòng giáo dục và nhà trường đều gặp phải những rào cản.
Ngày 26.4, TS Lê Hồng Phong - Trưởng phòng Đào tạo đại học và sau đại học, ĐH Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, năm học 2012-2013 trường sẽ chính thức tuyển sinh đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân. Khóa đầu tiên dự kiến tuyển 30-40 sinh viên (SV), các khóa tiếp theo 50 SV. Hiện đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc đào tạo.
Vừa qua, Diễn đàn Dân trí nêu lên chủ đề trao đổi về công việc và đời sống của nhà giáo thu hút được nhiều ý kiến tham gia. Thực tiễn nhiều năm gần đây cho thấy ngành sư phạm ngày càng giảm sức hấp dẫn và không còn thu hút được những HS giỏi.
Các lớp dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ lớp lá, thậm chí là lớp mầm, đang mọc lên xung quanh nhiều trường tiểu học và trường mẫu giáo ở TPHCM
(HBĐT) - Ngày 25/4, Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới khoá I - năm 2011. Tham gia lớp bồi dưỡng có 68 đảng viên của 24 chi, đảng bộ trực thuộc Đảng ủy.