Các chuyên gia giáo dục tại TPHCM cho rằng Dự thảo Luật Giáo dục đại học thừa những chi tiết lặt vặt trong khi đó lại tránh né những vấn đền then chốt và cơ chế để xây dựng nền giáo dục đại học thực sự mà đất nước cần.

Hôm qua (28/4), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức hội nghị lấy ý kiến về việc xây dựng Luật Giáo dục đại học (GDĐH) tại TPHCM. Nhiều chuyên gia giáo dục hàng đầu của Việt Nam như GS Nguyễn Ngọc Trân, GS Phạm Phụ, GS Lương Ngọc Toản... đều thẳng thắn nhận xét, Luật GDĐH chưa đề cập đến những vấn đề then chốt, còn tồn tại nhiều yếu kém bất cập và không đưa đến một luật mà nền giáo dục ĐH đất nước đang cần, một luật thực chất và đổi mới.

Thừa chi tiết vặt

Khơi mào đầu tiên, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân cho biết: “Sau khi nghiên cứu và đối chiếu 9 chương và 50 điều của Dự thảo, tôi cảm nhận nó là kết quả của một sự trích xuất, sắp xếp lại, có sử dụng một số nội dung trong Điều lệ trường đại học”.

GS Trân cũng đã liệt kê rất nhiều điều khoản trong dự thảo đưa ra là không có tính định lượng, như: điều 4 quy định Mục tiêu của GDĐH có rất nhiều yêu cầu tốt đẹp nhưng khó định lượng và vượt quá tầm của trường ĐH. Bên cạnh đó, những vấn đề chung chung như: thầy giáo phải làm gì, sinh viên cần làm gì… thì dự thảo lại có đến mấy trang viết.

Đồng quan điểm với GS Trân, PGS. TS Nguyễn Thiện Tống - phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long đề nghị bỏ hẳn nội dung của điều 38, 41 với nội dung quy định các hành vi mà giảng viên và người học không được làm. Vì các mục đã được quy định ở luật khác và phải được nằm trong điều lệ hoạt động của cơ sở GDĐH. PGS. TS Thái Bá Cần - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng cho rằng liệt kê quyền và nghĩa vụ của người dạy và người học như trong dự thảo là thừa. 
GS Phạm Phụ kiến nghị nên soạn Luật GD một cách "chuyên nghiệp" hơn.

 
Trong khi đó, GS Phạm Phụ - ĐH Bách khoa TPHCM kiến nghị nên soạn Luật GD một cách “chuyên nghiệp” hơn. Có thể tham khảo cách làm của Thái Lan khi họ soạn luật GD năm 1999. “Họ đã tổ chức theo 5 trình tự logic. Chẳng lẽ chúng ta lại không học tập được một phần những kinh nghiệm đó. Còn nếu cứ tiếp tục như cách làm lâu nay, e rằng GD sẽ không làm tròn được sứ mệnh của mình, tiếp tục tồn tại như vốn có và từng bước suy thoái thêm trong bối cảnh hội nhập”, GS Phụ ý kiến.

Né tránh nhiều vấn đề then chốt

GS Nguyễn Ngọc Trân cho rằng có rất nhiều vấn đề bức xúc, yếu kém và bất cập của GDĐH nhất thiết phải giải quyết vẫn chưa được đề cập trong dự thảo luật. Cụ thể là vấn đề phân cấp và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH còn nhập nhằng, không “cởi trói” cho các trường, gọi là để quản lý chặt chẽ nhưng thực chất là kéo dài cơ chế xin - cho.

Cơ cấu tổ chức còn lộn xộn, chồng chéo, bất hợp lý của hệ thống GDĐH hiện nay, đặc biệt chưa làm rõ cơ chế hoạt động của ĐHQG, ĐH vùng, ĐH thành viên. Đề cập đến vấn đề tuyển sinh, GS Trân cho rằng cách tuyển sinh hiện nay cộng với việc thả lỏng ở đầu ra đã tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo ĐH. Thêm vào đó, phương thức đào tạo tín chỉ dù đã được nhiều trường áp dụng, nhưng không thấy đề cập trong dự thảo Luật, vẫn còn trong cảnh “tranh tối tranh sáng”.

Phát triển GD ĐH cần Luật có điều khoản then chốt.
 
Gay gắt hơn, GS Phạm Phụ cho rằng tất cả những vấn đề có tính chất then chốt của GDĐH nước ta, Bộ GD-ĐT đều tránh né. “Chúng ta chưa có đường lối, chính sách, chiến lược mà nhảy vào làm Luật GD thì đây là quy trình ngược.

Bài toán phân tầng mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng thế giới đã thảo luận 40 năm nay rồi và bây giờ người ta đã ngã ngũ là phải tổ chức phân tầng nền GDĐH. Tại sao Việt Nam hiện nay trong Luật không nói đến gì hết, cấu trúc phân tần trong luật này hoàn toàn không nói đến ”, GS Phạm Phụ bức xúc.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Toản - Phó Chủ tịch Hội Khuyến Học Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, thì giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu dường như chưa thể hiện được trong dự thảo luật này.

PGS Toản cũng cho rằng: “Bộ GD phải giao quyền tự chủ cho các trường chứ không nên ôm đồm hết. Hết 70% Bộ dành cho tuyển sinh, với kiểu giao chỉ tiêu tuyển sinh làm cho nền GDĐH văn minh phong bì phát triển. Mong sao phần Bộ lo ngày càng ít và cái lo của các trường ngày càng lớn lên”.

Đồng tình với ý kiến của các đại biểu, GS Đào Trọng Thi, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội đánh giá, dự thảo Luật GDĐH vẫn còn né tránh một số vấn đề then chốt của giáo dục.

GS Thi nhìn nhận: “Dự thảo của chúng ta cũng chưa giải quyết thỏa đáng được một số vấn đề vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược trong GDĐH.Các vấn đề về chất lượng, tự chủ tự chịu trách nhiệm, xã hội hóa và công bằng trong GDĐH cũng được đề cập tương đối mờ nhạt chưa có cơ chế để mà chúng ta triển khai thực hiện trong thực tiễn”.

Ông Thi cho biết thêm, sau khi tổng hợp các ý kiến đóng góp, điều chỉnh dự thảo Luật và trình Thường vụ Quốc hội, sau đó chỉnh sửa lần nữa và trình trong kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khóa XIII, trải qua thêm nhiều lần điều chỉnh mới hoàn thiện Luật GDĐH.

                                                                                      Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở GD & ĐT trao Bằng công nhận Chuẩn Quốc gia mức độ I cho nhà trường.
Những năm gần đây, TP.HCM luôn thiếu GV các cấp, đặc biệt là bậc mầm non

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2011 - Nguy cơ thiếu phòng thi

Hồ sơ đăng ký dự thi tăng cộng thêm tình hình vật giá leo thang khiến nhiều trường tổ chức thi tuyển sinh năm nay đứng ngồi không yên vì chi phí cho công tác thi tăng chóng mặt.

Thành lập thêm 2 trường đại học mới

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (trên cơ sở nâng cấp Trường cao đẳng Giao thông Vận tải) và Trường đại học Nguyễn Tất Thành (trên cơ sở nâng cấp Trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành.

Tuần toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cùng Liên minh chiến dịch toàn cầu vì giáo dục ở Việt Nam phát động Tuần toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người tại Việt Nam với chủ đề giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi.

Trầy trật phân luồng học sinh

Song song với việc tổ chức cho học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS) thi tuyển vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập, phòng giáo dục và các trường THCS phải nỗ lực phân luồng học sinh vào các trường nghề, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Tuy nhiên, trong nhiều năm thực hiện phân luồng, các phòng giáo dục và nhà trường đều gặp phải những rào cản.

ĐH Đà Lạt sẽ đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân

Ngày 26.4, TS Lê Hồng Phong - Trưởng phòng Đào tạo đại học và sau đại học, ĐH Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, năm học 2012-2013 trường sẽ chính thức tuyển sinh đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân. Khóa đầu tiên dự kiến tuyển 30-40 sinh viên (SV), các khóa tiếp theo 50 SV. Hiện đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc đào tạo.

Báo động về chất lượng nhân lực ngành giáo dục

Vừa qua, Diễn đàn Dân trí nêu lên chủ đề trao đổi về công việc và đời sống của nhà giáo thu hút được nhiều ý kiến tham gia. Thực tiễn nhiều năm gần đây cho thấy ngành sư phạm ngày càng giảm sức hấp dẫn và không còn thu hút được những HS giỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục