Hà Văn Thương, thành viên đội cờ đỏ xóm Dồ hướng dẫn các em làm bài tập khó.
(HBĐT) - Cơn mưa rào đầu mùa không át được tiếng học bài của con trẻ xã Nam Sơn (Tân Lạc) mỗi tối. Đã thành nếp, cứ 19 h, khi tiếng trống ở UBND xã gióng lên, trẻ con dù đang mải mê với trò chơi bắn bi, đánh cù… cũng lập tức về nhà ngồi vào bàn học. Có được kết quả đó có phần đóng góp của mô hình “Tiếng trống học đêm” do ĐV-TN trong xã đảm nhận.
Xã Nam Sơn hiện có 118 học sinh trung học, 97 học sinh tiểu học. Quản lý học sinh ngoài nhà trường - vấn đề không mới nhưng luôn là trăn trở của nhiều bậc phụ huynh và sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Trước thực tế đó, năm 2007, Đoàn xã Nam Sơn bắt tay vào xây dựng mô hình “Tiếng trống học đêm” với sự đồng thuận của Đảng ủy, UBND xã, trường học trên địa bàn và đông đảo các bậc phụ huynh học sinh. Ban đầu, các em học sinh được chia nhóm học tập trung để tiện kèm cặp, quản lý, song nhận thấy điều kiện đi lại không thuận lợi, Đoàn xã đã quyết định để các em tự học tại nhà, thành lập đội cờ đỏ tại các xóm, mỗi tối đến đôn đốc, kèm cặp việc học. Anh Bùi Văn Đồng- Bí thư Đoàn xã Nam Sơn cho biết: Để đi đến quyết định này, Đoàn xã đã gặp phải không ít thách thức. Lực lượng cờ đỏ phải đông hơn, có trình độ cao hơn… Sau 3 năm hoạt động, đến nay, 100% xóm trên địa bàn xã đã thành lập được đội cờ đỏ, tùy vào số lượng học sinh, có xóm từ 3- 4 đội. Mỗi tối, khi tiếng trống vang lên, họ tạm gác công việc gia đình, đến tận nhà kiểm tra, kèm cặp việc học của các em. Về phía nhà trường, thứ sáu hàng tuần có trách nhiệm thông báo danh sách các em học sinh không thuộc bài, làm bài về nhà cũng như các em có kết quả học tập tốt cho Đoàn xã chuyển đến KDC, trong ngày sinh hoạt thứ bảy hàng tuần nêu gương, phê bình tạo động lực giúp các em vươn lên trong học tập.
Theo chân đội cờ đỏ xóm Dồ, chúng tôi đến thăm gia đình anh Hà Văn The. Cả đời làm lụng, gắn bó với ruộng đồng, cuộc sống vẫn vất vả, anh The hiểu hơn ai hết giá trị của việc học hành, trang bị kiến thức khoa học cho các con vào đời. Tắt tivi, anh muốn dành những điều kiện tốt nhất cho các con tập trung học tập, nhiều lúc phải hy sinh những sở thích của riêng mình. Trao đổi với chúng tôi, anh chia sẻ: Đời mình đã vất vả nhiều do không được học hành đến nơi, đến chốn, hiện nay, dù gia đình còn có những khó khăn nhất định nhưng tôi và mẹ các cháu vẫn bảo nhau phải tiết kiệm, dành mọi điều kiện tốt nhất có thể cho các con ăn học. Không phụ lòng cha mẹ, con gái đầu lòng của anh là Hà Thị Nhàn học sinh lớp 5A, trường tiểu học Nam Sơn, nhiều năm liền là học sinh khá, giỏi. Nhàn cho biết: bước vào lớp 1, em chỉ được học sinh tiên tiến, từ khi có các anh, chị đỏ cờ đỏ đôn đốc việc học, hướng dẫn em những bài tập khó… nên từ lớp 2 đến nay, em liên tục là học sinh giỏi toàn diện. Vừa qua, em đạt học sinh giỏi cấp huyện và được chọn đi thi cấp tỉnh. Em cùng bố mẹ đang mong kết quả để còn báo với các anh, chị cờ đỏ nữa, đó là món quà em muốn dành tặng cho các anh,chị!
Được tín nhiệm bầu vào đội cờ đỏ của xóm, anh Hà Văn Thương, cán bộ phụ trách Đội trên địa bàn xã chia sẻ: Mặc dù không tiếp thu nhanh như học sinh ở thành thị nhưng các em chăm chỉ, ham học lắm. Mong sao khi có tri thức, tương lai của chúng sẽ bớt lam lũ. Dù không được học cao, học nhiều nhưng mình luôn nuôi hy vọng được gợi mở cho các em một điều gì đó, nho nhỏ thôi để các em bước vào đời. Đó cũng là tâm sự chung của các ĐV-TN tham gia đội cờ đỏ tại xã Nam Sơn.
Đồng chí Bùi Văn Tức, Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: Nhờ thực hiện tốt việc quản lý học sinh ngoài trường đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh trên địa bàn xã. Năm học 2007- 2008, tỷ lệ học sinh khá, giỏi chỉ chiếm 41% đã tăng lên 48% (năm 2008- 2009). Năm học 2009- 2010, nâng lên 50%. Từ năm 2007 đến nay, 100% học sinh của xã được lên lớp, chuyển cấp; 100% thi đỗ vào các trường THPT; nhiều em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Trong thời gian tới, xã tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất để Đoàn xã duy trì hiệu quả mô hình.
Với kết quả đã đạt được, vừa qua, cùng với mô hình “tiếng trống học đêm” Bí thư Đoàn xã Nam Sơn đã được T.Ư Đoàn tặng giải thưởng 26/3.
Hải Yến
Ngày mai 7-5, các sở GD-ĐT trên cả nước kết thúc bàn giao hồ sơ cho các trường ĐH-CĐ. Tại các tỉnh phía Nam, những trường có đào tạo nhóm ngành kỹ thuật thấp thỏm lo không có người học khi hồ sơ đăng ký thi vào những ngành này chỉ lác đác
Hồ sơ chủ yếu nộp vào những ngành dễ xin việc, đặc biệt với khối kỹ thuật, nông nghiệp. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có thể coi là sự lựa chọn hàng đầu của thí sinh khu vực phía Bắc
Số liệu tổng hợp từ các địa phương cho thấy thí sinh có xu hướng chọn các trường mức điểm chuẩn trung bình. Hôm nay 5.5, các sở GD-ĐT sẽ chính thức bàn giao hồ sơ (HS) đăng ký dự thi (ĐKDT) cho các trường ĐH-CĐ tại khu vực phía Bắc. Các trường phía Nam sẽ nhận HS vào ngày 7.5.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng lao động còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực có tay nghề, vì vậy đào tạo nghề sẽ là một trong những ưu tiên số 1 của ngành giáo dục trong những năm tới nhằm giải quyết tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
Phương pháp đào tạo còn quá nặng nề lý thuyết, chưa gắn liền với thực tế công việc cụ thể dẫn đến tình trạng sinh viên có thói quen học một cách thụ động…
Những ngày trời mưa, để đến được xã Tén Tằn (Mường Lát, Thanh Hóa) dạy học, các giáo viên phải cuốc bộ hàng chục cây số. Nhiều hôm đường đất sét đặc quánh bùn đất, thầy cô phải xin ngủ lại nhà dân.