Việc các trường ĐH được phép đào tạo cả bậc trung cấp với số lượng lớn đã góp phần khiến các trường TCCN khó tuyển sinh.
Đánh trúng tâm lý học sinh
Mặc dù Bộ GD-ĐT chủ trương cắt giảm chỉ tiêu bậc trung cấp trong trường ĐH, nhưng thực tế nhiều trường ĐH có chỉ tiêu trung cấp vẫn giữ nguyên. Theo đó, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tuyển tới 5.000 chỉ tiêu, trường ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Hà Nội 2.350 chỉ tiêu, ĐH Đà Nẵng là 3.200, ĐH Tôn Đức Thắng 1.500, ĐH Quốc tế Hồng Bàng 1.200… Hằng năm, thí sinh không đỗ NV1 và 2 (bậc ĐH-CĐ) thì sẽ được mời gọi học TC ngay trong trường ĐH, và cứ thế các trường ĐH mặc sức gom thí sinh học TC.
Trường TC Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn là trường công nên học phí thấp và cơ sở vật chất cũng được đầu tư tốt, thế nhưng chưa năm nào tuyển đủ chỉ tiêu. Ông Lê Thái Dũng, Trưởng phòng đào tạo cho biết: “Hằng năm chỉ cần tuyển được 70% chỉ tiêu là đã vui lắm rồi”. Với những trường TC ngoài công lập, tình hình tuyển sinh còn buồn bã hơn.
Chưa chắc chất lượng ở ĐH đã tốt hơn
“Đây là một cuộc cạnh tranh thiếu công bằng. Cho dù là các trường ĐH có truyền thống đào tạo TC thì khi nâng cấp lên ĐH rồi, cần phải tập trung vào nhiệm vụ đào tạo chính chứ không nên ôm đồm như vậy. Không thể nói là học TC ở trường ĐH thì tốt hơn, vì bậc học này không phải mục tiêu đào tạo chính của họ”, bà Bùi Thị Nguyệt Ánh - Hiệu trưởng trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Vạn Tường bày tỏ.
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm TP.HCM thừa nhận: “Khi đào tạo thêm một bậc học thì phải chia sẻ nguồn lực cho nó. Việc quản lý cũng vất vả lắm. Giáo viên cũng phải kiêm nhiệm việc dạy ĐH-CĐ và TC luôn”. Điều đáng nói là có nhiều trường ĐH còn chưa trang bị đủ cơ sở vật chất, giảng viên cho ngay cả bậc ĐH, thì làm sao lo nổi cho bậc học thấp hơn.
Theo bà Đỗ Thị Thu Giang, không phải cứ trình độ cao thì dạy bậc thấp là tốt hơn. Một giảng viên ĐH dạy TC sẽ không thể tốt bằng giáo viên dạy chuyên về TC vì các em này cần được dạy theo kiểu cầm tay chỉ việc, từ từ từng bước và thực hành nhiều hơn.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Ngày 20/5, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2011; tuyển sinh PTDTNT và THPT năm học 2011-2012. Đông đảo các trường THPT, PT DTNT và các TTGDTX trên địa bàn tỉnh đã về dự.
Sáng 19-5, Trường ĐH Y dược TP.HCM đã tổ chức phát bằng tốt nghiệp sau đại học cho 983 nghiên cứu sinh, học viên sau đại học. Trong đợt này có 27 nghiên cứu sinh nhận bằng tiến sĩ, 258 học viên cao học nhận bằng thạc sĩ, 57 học viên nhận bằng bác sĩ nội trú, 92 học viên nhận bằng bác sĩ chuyên khoa II và 537 học viên nhận bằng bác sĩ chuyên khoa I.
Điểm chuẩn trúng tuyển vài năm liên tiếp trước đó của ngành mà thí sinh muốn thi mới là thông số cần tham khảo
Hôm qua 19-5, Bộ GD-ĐT đã có công văn về bổ sung hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, từ ngày 22-5 các sở GD-ĐT phải tổ chức cho thành viên hội đồng sao in đề thi của đơn vị tham gia bầu cử theo đúng luật định, đồng thời đảm bảo nguyên tắc bảo mật đề thi.
(HBĐT) - Những ngày này, hơn 300 cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Võ Thị Sáu (Lạc Sơn) đang tất bật cho các hoạt động chuyên môn; đẩy mạnh phong trào thi đua “2 tốt” nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học 2010-2011. Sau 8 năm đạt chuẩn Quốc gia, trường tiếp tục khẳng định là một trong những trường THCS thuộc tốp đầu của tỉnh.
Ngày 18.5, Lâm Duy Việt (27 tuổi, ở TP Quy Nhơn, Bình Định) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành hóa với số điểm 3.9/4.0 tại ĐH Carnegie Mellon (bang Pennsyvinia, Mỹ). Luận án của Việt có đề tài "Structure of Rod - like Polyelectrolyte - Surfactant Aggregate in Solution and in Adsorbed Layers" (tạm dịch: Cấu trúc của một nhóm bao gồm chất hoạt động bề mặt và polyme).