Thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế sẽ có hiệu lực vào ngày 12-6 tới quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường phổ thông, trong đó có quy định “trường học phải dành 40-50% diện tích làm sân chơi, sân tập cho học sinh”.

Điều này khiến nhiều hiệu trưởng phát hoảng vì còn xa mới chạy theo được “chuẩn”. Hầu hết hiệu trưởng khẳng định có chăng chỉ các trường ngoại thành mới đáp ứng được, hoặc cố gắng để đáp ứng các tiêu chí.

Tại các thành phố lớn, các tiêu chí trong thông tư đang ngày càng xa vời. Điển hình như trong nội thành Hà Nội, số trường có diện tích sân chơi, bãi tập bằng 40% tổng diện tích trường học trở lên có thể đếm trên đầu ngón tay. Không ít trường đang đi thuê mướn địa điểm nơi khác hoặc tận dụng hè đường, khoảng trống trong khu tập thể hoặc sân thượng các nhà cao tầng để làm sân chơi.

Sân chơi “co” dần

Trường tiểu học Bà Triệu là ngôi trường điển hình của loại “trường chật” ở Hà Nội. Địa điểm chính của trường là ngôi biệt thự cổ ba tầng, khá chật chội, khoảng sân duy nhất phía trước chỉ rộng khoảng 10m2. Nhiều năm nay, người dân Hà Nội khu vực này quá quen với cảnh học sinh trường này tập thể dục, chơi đùa, chào cờ, diễn văn nghệ trên vỉa hè. Ban giám hiệu nhà trường cho biết nhiều lần mừng vì thành phố thông báo đã có quỹ đất, có dự án xây trường, nhưng đến nay học sinh vẫn chịu cảnh “không sân chơi, bãi tập”.

Trường học phải đặt xa bến xe

Liên bộ GD-ĐT và Y tế quy định: nhà trường không được đặt ở những nơi phát sinh khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn, xa các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác, chợ, các trục đường giao thông lớn, chân đồi núi, ven sông, suối, ghềnh hiểm trở có nguy cơ sụt, lở. Đặc biệt nhà trường cần có sân chơi, sân tập và cây xanh. Diện tích trồng cây xanh đảm bảo 20-40%, diện tích làm sân chơi, sân tập 40-50% so với tổng diện tích của nhà trường.

(H.N.)

Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Q.Ba Đình, Hà Nội cũng nhiều năm trong cảnh thiếu sân chơi, sân tập khi phải học nhờ đình làng Kim Mã Thượng. Trong diện tích 1.000m2, trường phải tận dụng để làm 10 phòng học. Học sinh bước ra sân là tới nơi thờ cúng với những nội quy nghiêm ngặt, khiến trẻ không thể tự do chơi đùa, tập thể dục.

Nằm trong số các trường bị xem xét lại điều kiện tuyển sinh năm học 2011-2012 do thiếu cơ sở vật chất tại Hà Nội, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ có sân chơi, sân tập nằm trên tầng 8 mà theo Sở GD-ĐT Hà Nội nhận xét là “không an toàn cho học sinh”. Ông Nguyễn Văn Thùy, hiệu trưởng nhà trường, phân trần: “Chúng tôi phải ưu tiên cho phòng học, phòng chức năng”.

Theo hiệu trưởng một số trường phổ thông, thực tế nhiều ngôi trường khi thiết kế có dành sân chơi, sân tập theo chuẩn nhưng do quy mô học sinh tăng theo từng năm nên diện tích sân chơi, sân tập bị co lại. Rất nhiều trường công lập tại Hà Nội có bề dày về chất lượng nhưng diện tích trường học/học sinh quá thấp, sân chơi, sân tập chật chội như trường tiểu học Trưng Vương, Nguyễn Du, Quang Trung, Trần Quốc Toản, THCS Ngô Sĩ Liên, THPT Kim Liên, Thăng Long...

Còn xa mới tới “chuẩn”

Ông Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, nói: “Đề ra các tiêu chí đảm bảo chất lượng trường học chủ yếu phải nhằm hai mục đích: để các trường nhìn vào đó phấn đấu cho những năm tiếp theo và có cơ sở khi thiết kế, xây mới một trường học. Còn nếu áp “chuẩn” để đánh giá các trường trên cơ sở thực trạng hiện nay thì chỉ tính một tiêu chí là sân chơi, bãi tập, đa số trường sẽ bị xếp dưới chuẩn”.

Ông Nguyễn Văn Thùy cũng cho rằng 40-50% diện tích sân chơi, sân tập là cái đích quá xa đối với các trường nói chung, nhất là những trường thuộc khối ngoài công lập. Trong hoàn cảnh hiện nay, có một khoảng sân cho học sinh hít thở khí trời đã là nỗ lực rất lớn của các trường trong khu vực nội thành.

Nhiều hiệu trưởng cho rằng nếu còn có thể nới diện tích, các trường đều phải ưu tiên tăng số phòng học (để học hai buổi/ngày và giãn sĩ số học sinh/lớp ở bậc tiểu học), đầu tư bổ sung phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng học chức năng (ở bậc THCS và THPT), sân chơi, sân tập phải xếp sau các yêu cầu trên. Còn lãnh đạo một số phòng GD-ĐT tại Hà Nội thì cho rằng việc tăng quỹ đất cho sân chơi, bãi tập chỉ thực hiện được nếu triển khai việc xây dựng trường ở địa điểm khác.

                                                                                  Theo Tuoitre

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục