Nên có biện pháp quyết liệt hơn để có thể phổ cập môn bơi cho học sinh
Trả lời phỏng vấn PV Thanh Niên, ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ GD-ĐT, cho rằng: Để triển khai được việc dạy bơi trong các nhà trường hiện tại rất khó khăn, việc đưa môn tự chọn này vào dạy chính khóa đối với nhiều trường hầu như chưa thực hiện được
Bơi lội ngày càng được xem là kỹ năng thiết yếu mà mỗi người cần phải có. Có ý kiến cho rằng cần có quy định bắt buộc đến một lứa tuổi nào đó (ví dụ tốt nghiệp tiểu học hoặc THCS) học sinh (phát triển bình thường) cần phải biết bơi và có văn bản chứng nhận cho môn học. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng cần phải có quy định đến một lứa tuổi nào đó học sinh phải biết bơi |
||
Tôi cho rằng một người có tri thức thì phải biết đọc và biết bơi, vì vậy ngoài kỹ năng biết đọc thì biết bơi là kỹ năng thiết yếu đối với một con người. Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng cần quy định đến một lứa tuổi nào đó học sinh phải biết bơi (ví dụ, sau khi kết thúc cấp tiểu học thì học sinh phải biết bơi và phải được cấp chứng nhận cho môn học này, nếu đây là điều kiện cần để xét cho học sinh được chuyển cấp học thì cũng tốt). Nếu quy định được việc này thì chúng ta sẽ gắn được trách nhiệm cao giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, dạy bơi cho các em. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải bàn luận thêm, tham khảo ý kiến sâu, rộng trong toàn xã hội để đưa ra những quy định phù hợp cho từng vùng, từng địa phương vì thực tế điều kiện mỗi vùng, mỗi địa phương là khác nhau.
Chúng tôi đang bàn ý tưởng đưa ý kiến này (cấp chứng nhận cho môn học bơi - PV) vào nội dung của Thông tư liên tịch về phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em.
Trước những con số báo động về tỷ lệ trẻ em đuối nước ở nước ta, xin ông cho biết đến thời điểm này đã có những động thái cụ thể nào cho việc đưa môn bơi trở thành môn học bắt buộc?
Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 mà Thủ tướng phê duyệt mới đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để thúc đẩy việc phổ cập môn bơi. Chiến lược này nêu rõ đến năm 2020 sẽ phổ cập dạy và học bơi đối với học sinh hệ phổ thông và mầm non; đảm bảo 100% trường phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khóa; chú trọng hỗ trợ các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.
Như vậy, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành có liên quan có thêm quyết tâm và nguồn lực để thực hiện.
Vậy việc phổ cập môn bơi sẽ được Bộ GD-ĐT chủ trương thực hiện ra sao, thưa ông?
Chúng tôi sẽ xây dựng Đề án phổ cập bơi trong trường học. Tất nhiên, việc phổ cập sẽ phải làm theo hình thức cuốn chiếu chứ không thể làm đồng loạt cùng một lúc. Những vùng có nguy cơ cao về đuối nước đối với trẻ em sẽ được chú trọng; những nơi có điều kiện cơ sở vật chất và có thể tận dụng tốt nguồn xã hội hóa thì sẽ làm trước. Không nhất thiết mỗi trường phải có một bể bơi và mỗi trường phải có một giáo viên chuyên trách dạy bơi; có thể một cụm trường sẽ sử dụng chung một bể bơi và có 1-2 giáo viên là đã có thể đưa môn bơi vào dạy trong chương trình chính khóa cho học sinh.
Hoạt động này cần phải rất linh hoạt chứ không thể áp dụng đồng loạt một cách cứng nhắc. Khó khăn thì còn nhiều và ai cũng thấy, thế nhưng tôi cho rằng nếu cứ vì những khó khăn ấy mà không tổ chức dạy bơi trong nhà trường là có lỗi với học sinh.
Theo ông, nên phổ cập bơi từ cấp học nào?
Tôi cho rằng, lứa tuổi tiểu học là tốt nhất. Lứa tuổi này tiếp cận với kỹ năng bơi lội nhanh nhất và khi được trang bị kỹ năng bơi lội ngay từ khi còn nhỏ thì sẽ giúp giảm được tối đa tai nạn đuối nước cho các em.
Chính vì vậy, trong dự thảo đề án phòng chống tai nạn thương tích, trong đó có tiểu dự án về dạy bơi cho học sinh do Bộ GD-ĐT đảm nhận thì cũng chú trọng vào việc tập trung dạy bơi cho đối tượng học sinh tiểu học, tiến tới phổ cập bơi cho 100% học sinh tiểu học.
Xung quanh vụ chìm tàu trên sông Sài Gòn: Biết bơi thì khả năng sống cao hơn Từ vụ tai nạn chìm du thuyền kinh hoàng khiến 16 người tử nạn trên sông Sài Gòn thuộc địa phận xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương (ngày 21.5) đặt ra vấn đề: ngoài việc phải biết bơi còn phải làm thế nào để tồn tại khi rơi xuống nước. Trong trường hợp này, việc đóng các cửa cũng vô tình làm giảm khả năng sống sót của các nạn nhân khi các lối thoát hiểm bị đóng kín. Để xử lý tình huống này, theo ông Nguyễn Tuấn Khanh, Phó chủ nhiệm CLB Bơi lặn Nguyễn Tri Phương TP.HCM, những người bị kẹt bên trong ít nhất phải biết bơi, mà đã biết bơi thì sẽ bình tĩnh hơn, họ có thể xử lý tình huống này bằng cách đạp mạnh cửa kính để thoát ra ngoài chỉ trong vòng 1 phút thì khả năng sống sót cao hơn. Ông Đinh Việt Hùng - Phó tổng thư ký Hiệp hội Thể dục thể thao dưới nước VN, cho rằng người biết bơi sẽ có kỹ năng tồn tại trong môi trường nước. Họ sẽ định hướng được tình huống và tỉnh táo hơn, lúc đó họ sẽ với lấy vật gì đó phá cửa thoát ra ngoài, nổi lên mặt nước và bơi vào bờ. Còn những người không biết bơi sẽ bị cuống lên, hoảng hốt và ôm chầm lấy nhau dễ dẫn đến nhiều người cùng chết. Tuyết Vân - Tuệ Nguyễn |
Ý kiến Sẵn sàng phối hợp dạy bơi Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 vừa được phê duyệt trong đó có nội dung đưa môn bơi vào 100% trường học cho thấy Chính phủ rất quan tâm tới việc này để tránh rủi ro, tai nạn đuối nước cho học sinh. Mục tiêu đặt ra rất chuẩn, phải “xóa mù” bơi cho trẻ em và thanh thiếu niên. Khi đã đặt mục tiêu như vậy, Chính phủ sẽ đầu tư tốt hơn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Tôi được biết ở trường Năng khiếu thể dục thể thao 10.10 của Hà Nội, vào dịp hè, phụ huynh phải xếp hàng từ 2 - 3 giờ sáng để đăng ký một chỗ học bơi cho con mình. Điều đó cho thấy nhu cầu cho trẻ em học bơi của người dân là rất lớn, rất bức thiết. Thời gian tới, ngành thể thao sẵn sàng phối hợp với ngành GD-ĐT về việc đào tạo, tập huấn đội ngũ dạy bơi trong nhà trường. Thực ra, làm được việc này là “hai bên cùng có lợi”. Khi ngày càng nhiều hơn trẻ em được học bơi thì chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vận động viên bơi lội tiềm năng cho nền thể thao của nước nhà. Bởi vậy chúng tôi xem đó là trách nhiệm của mình. Vấn đề nhức nhối nhiều năm qua vẫn là thể thao học đường. Tuy nhiên chỉ tiêu phổ cập môn bơi, đưa nội dung này vào 100% trường học đến năm 2020 cũng chỉ mang tính định hướng để phấn đấu, cố gắng đạt hiệu quả cao nhất. Tôi cho rằng không nên hiểu một cách máy móc rằng đến năm 2020, 100% học sinh của nước ta sẽ biết bơi, vì hiểu như vậy là thiếu tính thực tiễn khi mà hiện nay điều kiện để thực hiện của chúng ta hầu như vẫn chưa có gì cả. Ông Hoàng Vĩnh Giang “Có phúc sinh con biết lội Bơi là môn thể thao phát triển toàn diện về thể chất, trí thông minh, kích thích các giác quan, giảm căng thẳng. Với điều kiện địa lý nước ta có nhiều biển hồ, sông ngòi..., đi “một bước” là gặp ao hồ, sông ngòi nên tai nạn đuối nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thế ông bà ta có câu rằng “có phúc sinh con biết lội”. Việc dạy bơi cho trẻ em phải được đặc biệt coi trọng. Đấy là trong lĩnh vực đời sống. Trong thể thao thành tích cao thì bơi lội là một trong số những môn thể thao Olympic, cả thế giới quan tâm tới môn thể thao này. Ông Nguyễn Trọng Hoàn Tuệ Nguyễn (ghi) Bơi lội để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tôi cho rằng dạy cho mọi người biết bơi là việc làm hết sức cần thiết vì bơi lội là môn thể thao làm cho con người phát triển toàn diện và đấy chính là cơ sở tiền đề, điều kiện để tham gia quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Bơi lội là một trong những môn thể thao ưa chuộng và phải tập luyện thường xuyên của người lính hải quân. “Rèn luyện thân thể, xây dựng quân đội/Rèn luyện thân thể, bảo vệ Tổ quốc” là câu khẩu hiệu của người lính trước khi kết thúc giờ tập thể dục buổi sáng và bơi lội là cách để rèn luyện thân thể. Bảo vệ chủ quyền đất nước là tổng hợp rất nhiều yếu tố, trong đó bơi lội sẽ giúp cho người ta có thân thể tráng kiện, tinh thần minh mẫn và khi có sức khỏe tốt thì người ta có thể làm việc tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại tá Đặng Minh Hải Thiên Long (ghi) |
Theo Thanhnien
Việc các trường ĐH được phép đào tạo cả bậc trung cấp với số lượng lớn đã góp phần khiến các trường TCCN khó tuyển sinh.
Thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế sẽ có hiệu lực vào ngày 12-6 tới quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường phổ thông, trong đó có quy định “trường học phải dành 40-50% diện tích làm sân chơi, sân tập cho học sinh”.
Học tiếng Anh sau 6 - 7 năm trong trường phổ thông vẫn không thể nói được một câu tiếng Anh đúng, không đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh, dường như là vấn đề khá phổ biến ở học sinh nước ta.
Đứng dưới cờ Đảng, ảnh Bác, đọc lời tuyên thệ mà nước mắt của bạn Huỳnh Anh Phương Thảo, 18 tuổi học sinh lớp 12A2 THPT Phú Nhuận, TPHCM cứ tuôn trào vì xúc động. Vậy là ước mơ từ bé là đi theo con đường Bác Hồ đã chọn của bạn đã trở thành hiện thực.
(HBĐT) - Năm học 2010-2011, thực hiện chủ đề “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giảng dạy”, Phòng GD &ĐT TPHB đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn đăng ký nội dung đổi mới và xây dựng kế hoạch thực hiện. Đồng thời, ngay từ đầu năm, phòng đã tổ chức hội thảo bàn về thực hiện chủ đề năm học, trong đó có chủ đề “đáp ứng” với việc dạy học phù hợp với từng đối tượng và theo khả năng, sở thích của học sinh.
(HBĐT) - Ngày 20/5, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2011; tuyển sinh PTDTNT và THPT năm học 2011-2012. Đông đảo các trường THPT, PT DTNT và các TTGDTX trên địa bàn tỉnh đã về dự.