Chi lớp học mầm non xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) được xây dựng và đi vào hoạt động bằng phương thức XHHGD, tạo điều kiện cho con em di dân vùng sạt lở được học hành.

Chi lớp học mầm non xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) được xây dựng và đi vào hoạt động bằng phương thức XHHGD, tạo điều kiện cho con em di dân vùng sạt lở được học hành.

(HBĐT) - Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, nhiều năm qua, huyện Yên Thuỷ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; tạo sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, đoàn thể, MTTQ trên địa bàn.

 

Huyện đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và TDTT; Chỉ thị số 50/CT-TW của BCH T.ư Đảng về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với Hội khuyến học. Hội đồng giáo dục huyện đã tham mưu cho Huyện ủy, HĐND và UBND huyện ban hành các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương, trong đó, nêu rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo các cấp  đẩy mạnh CVĐ xã hội hóa giáo dục trong phạm vi toàn huyện. Mối quan hệ Nhà trường - gia đình và xã hội được thắt chặt. Nhiều tổ chức xã hội đã vào cuộc bằng các hoạt động thiết thực. Hàng năm, Hội Khuyến học vận động xây dựng quỹ khuyến học huyện được trên 100 triệu đồng (các xã, thị trấn, đơn vị từ 5-10 triệu đồng/năm); huy động được nguồn kinh phí từ nhân dân và các lực lượng xã hội đầu tư cho giáo duc hàng năm đạt khoảng 300 triệu đồng/năm; kinh phí tài trợ của các tổ chức quốc tế trong các năm khoảng trên 3 tỷ đồng. Cũng vì thế, huyện đã đạt được một số kết quả tốt trong công tác xây dựng xã hội học tập. Cụ thể như: có 25.203 người trong độ tuổi từ 15-35 biết chữ, đạt 98,97%. Số người biết chữ từ 36 tuổi trở lên là 21.999, chiếm 92,9%; đã có 1.738 cán bộ xã, huyện được bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chính trị, QLNN, chiếm 75,7%; có  2.174 CB-CC-VC Nhà nước được theo học các khóa đào tạo, chiếm 90,8%. Trên địa bàn có 23.909 người lao động công, nông, dịch vụ được tiếp cận hưởng thụ các chương trình bồi dưỡng, chiếm tỷ lệ 72,8%. Tổng số lao động qua đào tạo 13.601, chiếm 39,6%. Tổng số người được đào tạo nghề 3.742, chiếm tỷ lệ 27,5%. Hoạt động của các TTHTCĐ đạt hiệu quả; năm 2011 đã tổ chức được 631 hoạt động với 291.568 lượt học viên  tham dự. Công tác xã hội hoá đã tạo điều kiện để sự nghiệp GD&ĐT huyện phát triển. Huyện đã xây dựng được hệ thống giáo dục gồm 57 trường và TT thuộc các ngành học, bậc học và 13 TTHTCĐ. Hệ thống các trường, lớp phát triển khắp các bản, làng, thôn, xóm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, học sinh các dân tộc ở địa phương. Số lượng trẻ em trong độ tuổi đi học ngày càng tăng và đạt tỷ lệ cao. Trẻ nhà trẻ ra lớp đạt tỉ lệ 64%; trẻ mẫu giáo ra lớp đạt tỉ lệ 99,7% (riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 99,8%). Học sinh tiểu học ra lớp đạt 100%; cấp THCS đạt từ 89% trở lên; bậc THPT đạt 68,9%. Trong nỗ lực chung của toàn dân, sự nghiệp GD&ĐT huyện ngày càng khởi sắc. Hiện nay, huyện đã  có 11 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 3 mầm non: MN Sơn Ca, Hữu Lợi, Yên Trị, 7 trường tiểu học: Yên Trị, Đoàn Kết, Hữu Lợi, thị trấn Hàng Trạm, Yên Lạc, Lạc Thịnh, Bảo Hiệu; 1 trường THCS thị trấn Hàng Trạm.

 

Đội ngũ cán bộ, giáo viên của huyện được bổ sung đủ về số lượng, thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo đạt chuẩn và vượt chuẩn, không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để làm tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể: 95,87% cán bộ, giáo viên ngành học mầm non đạt trình độ chuẩn (trên chuẩn 32,2%); 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên cấp tiểu học, THCS đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn với tiểu học là 69,4% và THCS 42,7%. Chính đội ngũ này là nhân tố quan trọng làm nên chất lượng phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn. Năm học 2010-2011, huyện Yên Thuỷ đã có 510 học sinh giỏi cấp huyện và 182 học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có nhiều giải nhất, nhì.

 

 

                                                                          Bùi Huy

 

Các tin khác

Học sinh trường tiểu học thị trấn Mai Châu được học tập trong điều kiện về CSVC đảm bảo tốt nhất.
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt TP.HCM, hướng dẫn các em học sinh ở H.Thủ Thừa (Long An) ghi hồ sơ đăng ký dự thi.
Không có hình ảnh
Thừa uỷ quyền của Tư lệnh Quân khu 3, đại tá Nguyễn Thế Dân, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh đã trao cờ lưu niệm cho CBCS, giáo viên trường Quân sự tỉnh.

Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong tình hình mới

(HBĐT) - Trường Quân sự tỉnh, tiền thân là Đội huấn luyện thuộc tỉnh đội Hòa Bình (nay là Bộ CHQS tỉnh) được thành lập ngày 16/3/1967 với nhiệm vụ huấn luyện cán bộ tuyển chọn từ các ty, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, xã để bổ sung cho chiến trường và cơ quan quân sự các huyện, thị xã; tập huấn cán bộ quân sự, chính trị đầu ngành, hạ sỹ quan, binh sỹ và dân quân, du kích đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời chiến; huấn luyện nữ tân binh, bồi dưỡng xã đội trưởng, chính trị viên xã đội, trung đội trưởng, trung đội phó DQTV của tỉnh. Đến năm 1971, Đội huấn luyện đổi tên thành trường Quân chính và đến tháng 6/1977 đổi thành trường Quân sự theo Quyết định 46 của Bộ Quốc phòng.

Thành lập trung tâm chuyên... thi thuê

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tháng 8-2008 cơ sở Đông Á được Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề. Ban đầu quản lý cơ sở này là ông Lê Quang Kiệm (hiện làm việc ở Thanh tra Nhà nước tỉnh Đồng Nai).

Vượt lên đôi chân tật nguyền

Năm 10 tuổi, trong lần đi hái rau khoai với mẹ, Văn Thị Ly bị xe thồ tông phải. Gia đình không có điều kiện chạy chữa, gần một năm trời, cô nằm liệt một chỗ… Không phó mặc số phận, Ly quyết tâm đứng dậy dù bước chân không còn bình thường.

Sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 239 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015

(HBĐT) - Ngày 15/3, Bộ GD - ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 239 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tham dự hội nghị.

Bước chuyển mới trong sự nghiệp “trồng người” ở Cao Phong

(HBĐT) - Thời kỳ mới thành lập huyện, sự nghiệp “trồng người” của Cao Phong khó khăn trăm bề. Quy mô phát triển trường lớp chưa đồng đều, 5 xã chưa có trường mầm non, 1 xã chưa có trường THCS, 2 xã còn duy trì trường PTCS; huyện chưa có TTGDTX; tỷ lệ huy động trẻ ngành học mầm non còn thấp. Cả huyện chỉ có 4 đơn vị được xây dựng nhà kiên cố; số phòng học là nhà tạm chiếm 80%. Hầu hết các trường học 2 ca. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, không đồng bộ, vừa chưa đáp ứng về mặt chuyên môn. Toàn huyện chưa có trường chuẩn quốc gia...

Hàng ngàn người thành thạc sĩ... hụt

15 trường ĐH trên cả nước vừa nhận được công văn của Bộ GD-ĐT yêu cầu “hủy công nhận trúng tuyển” đối với hàng ngàn học viên cao học đã được miễn thi môn ngoại ngữ đầu vào do vi phạm thông tư số 10 năm 2011 về quy chế tuyển sinh thạc sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục