Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, 14 trường có sai phạm về việc miễn thi đầu vào ngoại ngữ cho các thí sinh dự thi tuyển sinh hệ thạc sĩ đang rà soát lại để báo cáo Bộ GD&ĐT. Ông khẳng định: không thể để người mù ngoại ngữ học cao học.

 
Có ý kiến cho rằng Bộ đã phân cấp cho các trường đặt ra yêu cầu nên việc trường quyết định miễn thi cho học viên là không sai. Ý kiến của ông là gì?

 

Hiểu như thế là sai. Hiệu trưởng chỉ được phép quy định mức độ yêu cầu ngoại ngữ cao, thấp khác nhau tùy theo ngành học chứ không phải cho phép miễn hẳn thi hoặc nợ đầu vào môn ngoại ngữ.

 

Ý kiến của một số lãnh đạo trường ĐH còn cho rằng, đầu vào thì chỉ cần yêu cầu có mức độ về ngoại ngữ vì người học sẽ học tiếp trong quá trình học nên mới… miễn thi . Ông có ủng hộ ý kiến này không?

 

Ngoại ngữ là công cụ cần thiết không thể thiếu được trong đào tạo sau đại học để học viên có thể học tập, nghiên cứu, tiếp cận tài liệu, chương trình đào tạo của các nước tiên tiến. Nếu chỉ học tài liệu bằng tiếng Việt là không đủ. Bộ quy định các mức theo khung tham chiếu châu Âu ở các trình độ B1, B2 đã nói rõ: nói, đọc, viết phải đạt tiêu chuẩn nào …Tôi xin nhắc lại: không thể nói không biết ngoại ngữ mà có thể học được cao học.

 

Các trường đều chỉ ra sự bất cập trong quy định tuyển sinh tiến sĩ và thạc sĩ và cho rằng tuyển sinh thạc sĩ cũng cần bỏ quy định kiểm tra đầu vào ngoại ngữ và miễn thi như tuyển sinh tiến sĩ. Theo ông đề nghị trên có hợp lý không?

 

Bộ sẽ xem xét và điều chỉnh lại khi sửa quy chế thi với những chỗ bất hợp lý. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi thì các trường phải thực hiện đúng luật chứ không thể làm sai và không báo cáo.

 

Thông qua báo Tiền Phong tôi cũng muốn nói với lãnh đạo các trường là họ cần phải có trách nhiệm hơn trong việc góp ý kiến cho các văn bản của ngành. Bản thân Thông tư 10/2011/TT-BGD&ĐT về Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ đã được treo trên mạng hàng tháng trời và được gửi cho các trường để góp ý kiến nhưng vì sao lúc đó các trường không góp ý, điều chỉnh để bây giờ làm sai mới nói?

 

Không ít hiệu trưởng cho rằng với tình hình các loại bằng cấp phức tạp như hiện nay ở Việt Nam, ngành GD&ĐT cần có quy định cụ thể những loại bằng quốc tế nào được công nhận, ở mức độ nào; đặc biệt các loại văn bằng ở Việt Nam thì cần quy định cụ thể loại bằng nào, do trường nào cấp mới được công nhận. Ông có ủng hộ ý kiến này không?

 

Tôi ủng hộ nhưng ủng hộ thực chất chứ không chỉ có bằng mà đọc không ra một chữ! Khi nào điều chỉnh thông tư sẽ nghiên cứu kỹ và lấy ý kiến của các trường. Và quan điểm của tôi là công nhận chất lượng chứ không phải là những văn bằng đang trôi nổi hiện nay trên thị trường.

 

Cám ơn ông.

 

 

                                                                    Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Giáo viên trường tiểu học Kim Tiến  trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
Xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào tháng 4/2011. Trong ảnh: Cô và trò trường mầm non Hoa Phượng trong giờ học trực quan nhận biết các đồ vật.

Đà Bắc: Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp sức cho GD-ĐT phát triển

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trong giai đoạn từ 2006 đến nay, huyện Đà Bắc đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tới toàn dân, đồng thời, có các nhóm giải pháp nhằm huy động sức mạnh của toàn dân cùng chăm lo cho GD&ĐT.

Ghi nhận ở công đoàn trường tiểu học B Vĩnh Tiến

(HBĐT) - Đồng chí Trần Quang Tú, Chủ tịch Công đoàn trường tiểu học B Vĩnh Tiến (Kim Bôi) cho biết: Trong những năm qua, công đoàn nhà trường đã phối hợp tốt với chính quyền, chuyên môn vận động đoàn viên công đoàn trong toàn trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm từng năm học của ngành và phòng giáo dục huyện Kim Bôi đề ra.

Công bố môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2012

Bộ Giáo dục và Đào tạo chiều 23/3 đã chính thức công bố môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012.

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc, tạo tiền đề cải thiện nguồn nhân lực vùng khó khăn

(HBĐT) - Những năm qua, ngành GD&ĐT đã luôn quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục dân tộc (GDDT), từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh ở vùng sâu, xa, khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các điều kiện phục vụ khác. Nhờ đó, công tác GDDT đã có bước phát triển mới, chất lượng học sinh được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Khảo sát, giám sát công tác quản lý giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2011-2012

(HBĐT) - Ngày 21/3, Ban Văn hóa- xã hội & Dân tộc (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban làm trưởng đoàn đã khảo sát, giám sát công tác quản lý giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2011-2012 tại Sở GD-ĐT.

Cứu nguy cho tình trạng học sinh “mù” môn lịch sử

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhằm thống nhất đưa ra những cam kết nâng chất lượng dạy học môn lịch sử trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục