Học sinh vùng dân tộc được chăm lo đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trong ảnh: Một giờ học tin của học sinh trường DTNT liên xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Học sinh vùng dân tộc được chăm lo đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trong ảnh: Một giờ học tin của học sinh trường DTNT liên xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

(HBĐT) - Những năm qua, ngành GD&ĐT đã luôn quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục dân tộc (GDDT), từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh ở vùng sâu, xa, khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các điều kiện phục vụ khác. Nhờ đó, công tác GDDT đã có bước phát triển mới, chất lượng học sinh được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.

 

Toàn tỉnh hiện có 11 trường PTDTNT, trong đó có 1 trường PTDTNT tỉnh, 8 trường DTNT huyện và 2 trường liên xã với tổng số 2.532 học sinh. Trong đó có 2.338 học sinh dân tộc thiểu số (DTTS). Mặc dù được đặt ở các địa bàn vùng dân tộc với đời sống KT-XH còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của địa phương nên hệ thống các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện. Hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học, khu nhà ở phụ trợ đã cơ bản  đáp ứng nhu cầu ăn, ở, học tập cho học sinh. Cùng với đó, ngành giáo dục chú trọng, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, tài liệu đồ dùng, sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị dạy học cho các trường vùng khó khăn. Tăng cường các nguồn lực, thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, xây nhà công vụ giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với công tác GDDT. Do vậy, các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh có điều kiện ngày càng tốt hơn so với các trường THCS cùng cấp.

 

Để bảo đảm chất lượng dạy và học cho các em học sinh vùng đồng bào dân tộc, thời gian qua, Sở GD&ĐT đã luôn quan tâm đến tổ chức, đào tạo đội ngũ giáo viên cắm bản, nhất là tại các vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời thực hiện việc luân chuyển, điều động giáo viên giỏi, cốt cán các bộ môn đến các trường vùng cao, khó khăn trực tiếp giảng dạy để tạo sự chuyển biến, đổi mới và nâng cao phương pháp dạy học. ông Phạm Quốc Vinh, Phó phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc khẳng định: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010. Trong đó, đặc biệt quan tâm, chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là người DTTS để sắp xếp, sử dụng hợp lý. Tập trung bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy và chương trình đổi mới sách giáo khoa mới bậc phổ thông ở các trường vùng dân tộc, vùng khó khăn. Từ đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực, rõ nét, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, chăm lo cho sự nghiệp GDDT ở vùng khó khăn của tỉnh. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong công tác giáo dục ở địa bàn huyện Đà Bắc trong những năm qua.

 

Em Lường Bích Hằng ở xóm Hạ, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) hiện đang là học sinh lớp 9A tại trường DTNT Đà Bắc tâm sự: So với các bạn học ở xã, điều kiện học tập của em ở đây tốt hơn nhiều. Ngoài thời gian đến lớp, các bạn còn phải ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nương, rẫy nên không có thời gian nhiều cho việc học tập. ở Trường DTNT huyện, chúng em chỉ tập trung cho việc học tập. Ngoài thời gian trên lớp học, còn có thời gian học tại phòng, được vui chơi với các bạn cùng trang lứa. ở đây, chúng em được học tập trong một môi trường tốt với những thầy, cô giáo giỏi, có tâm huyết và yêu nghề. 

 

Cô giáo Phạm Thị Thịnh, Hiệu phó trường DTNT huyện Đà Bắc chia sẻ: Trước đây, khi đầu vào của nhà trường là các em HS  theo diện cử tuyển nên chất lượng thấp. Nhưng khi chuyển sang thi tuyển, chất lượng đã khác. Khi mới chuyển sang thi tuyển, trong năm đầu trong số 13/20 xã, chúng tôi nhận HS có những xã không có em nào trúng tuyển. Sau 3 năm triển khai công tác tuyển sinh, xã nào cũng đảm bảo chỉ tiêu và chất lượng học sinh trúng tuyển vào học trường DTNT cao. Có thể thấy, công tác GDDT đã có sự chuyển biến tích cực, chất lượng được nâng lên. Từ những kết quả đó, chúng tôi mong ngành giáo dục và địa phương tiếp tục có những giải pháp tốt hơn nữa nhằm đưa công tác GDDT trên địa bàn ngày càng phát triển, giúp các em HS DTTS có nhiều cơ hội học tập tốt hơn.

 

Nói về vấn đề này, ông Phạm Quốc Vinh cho biết thêm: Toàn huyện hiện có 65 trường thuộc phòng quản lý với tổng số 10.583 học sinh, trong đó có tới 89% là HS dân tộc. Vì thế, để nâng cao chất lượng học tập cho HS vùng dân tộc, ngành giáo dục huyện luôn chủ động khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh, có kế hoạch phân công GV phụ đạo, bồi dưỡng HS yếu kém. Đồng thời, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, chủ động của HS. Nhờ vậy, công tác GDDT những năm qua của huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ với tỷ lệ trẻ em là người DTTS của huyện được huy động đến trường, lớp ngày càng cao, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên.  

 

                                                                            Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Đồng chí Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội & Dân tộc (HĐND tỉnh) phát biểu kết luận tại buổi giám sát.
Học sinh trường Trung học cơ sở Chu Văn An sinh hoạt ngoại khóa tại Bảo tàng Cách mạng. (Ảnh: Bảo tàng Cách mạng Việt Nam)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đại học Việt Đức áp dụng cơ chế tài chính đặc thù

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 303/QĐ-TTg về quy định cơ chế tài chính đặc thù của Trường Đại học Việt Đức.

Tuyển sinh ĐH- CĐ 2012: Ráo riết tăng chỉ tiêu

Việc đăng ký chỉ tiêu chủ yếu dựa vào bài toán thu chi của các trường và sở thích của thí sinh hơn là năng lực đào tạo, nhiệm vụ và định hướng phát triển của trường hay nhu cầu xã hội.

Hiệu quả từ công tác xã hội hoá giáo dục ở Yên Thuỷ

(HBĐT) - Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, nhiều năm qua, huyện Yên Thuỷ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; tạo sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, đoàn thể, MTTQ trên địa bàn.

Huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Mai Châu Phạm Khắc Thiềng cho biết: Đến nay đã có 2/3 trường trên địa bàn thị trấn đã được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010. Trong đó, trường mầm non thị trấn Mai Châu được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 từ tháng 3/2007; trường tiểu học thị trấn Mai Châu được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 9/2010. Trường THCS thị trấn Mai Châu hiện tại đang trong quá trình làm hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia trong năm 2012.

Ngày đầu tiên nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ: Lo ngại sai sót khi ghi mã ngành

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên ngày đầu tiên nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2012 hầu như vẫn rất im ắng.

'Trí thức', một từ nhập nội

Trong khoa học tự nhiên hay xã hội, nếu chúng ta không sáng tạo được một từ hàm chứa một khái niệm mới về học thuật, thì cứ việc nhập nội mà dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục