Đà Bắc đã xóa được xã trắng về GDMN , cũng từ công tác XHH giáo dục, huyện đã huy động được 68,2% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Trong ảnh: Lãnh đạo huyện thăm lớp trẻ 5 tuổi ở chi xóm Rồng (Hiền Lương).

Đà Bắc đã xóa được xã trắng về GDMN , cũng từ công tác XHH giáo dục, huyện đã huy động được 68,2% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Trong ảnh: Lãnh đạo huyện thăm lớp trẻ 5 tuổi ở chi xóm Rồng (Hiền Lương).

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trong giai đoạn từ 2006 đến nay, huyện Đà Bắc đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tới toàn dân, đồng thời, có các nhóm giải pháp nhằm huy động sức mạnh của toàn dân cùng chăm lo cho GD&ĐT.

 

Huyện đã quán triệt, triển khai và thực hiện các văn bản có tính định hướng của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hoá GD; phát huy vai trò tham mưu của ngành GD và các ngành hữu quan. Hàng năm, nhân dân trên địa bàn đã dành hàng trăm triệu đồng, hàng ngàn ngày công lao động tu sửa trường lớp, làm nhà ở cho cán bộ, giáo viên, nhà bán trú cho học sinh, lớp học từ các nguồn kinh phí xã hội hoá của các địa bàn. Huyện đã hỗ trợ các trường xây dựng chuẩn quốc gia, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với tổng kinh phí 502 triệu đồng. Hội khuyến học huyện và Phòng GD&ĐT đã làm tốt công tác vận động, tuyên truyền đến người dân, truyền đạt được các chỉ thị, nghị quyết  của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài  đến các làng, bản, thôn xóm góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền, nhân dân nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của GD&ĐT, công tác xã hội hoá GD.

Hàng năm, quỹ khuyến học của huyện có trên 50 triệu đồng để phục vụ các hoạt động giáo dục; hội khuyến học các cấp đã trích quỹ hơn 101 triệu đồng khen thưởng cho trên 300 cán bộ quản lý, giáo viên giỏi, 209 học sinh. Các điển hình hay của công tác này đã có tác động mạnh tới phong trào giáo dục địa phương như xã Cao Sơn đi đầu và nâng cao chất lượng TTHTCĐ; các xã Vầy Nưa, Đồng Nghê, Tiền Phong, Tân Minh chung sức làm nhà bán trú cho HS. Xã Hiền Lương, Tu Lý, Hào Lý, Tân Pheo, thị trấn Đà Bắc tạo được sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội cùng chăm lo, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn và giáo dục dân tộc, hướng tới xây dựng các trường chuẩn quốc gia.

Nhờ sức mạnh của công tác XHH, hơn 5 năm qua, quy mô, loại hình trường, lớp của Đà Bắc không ngừng được mở rộng, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em huyện nhà. Đến nay, toàn huyện có 70 trường học, 1 TTGDTX, 1 trung tâm dạy nghề, 20 TTHTCĐ. 100% trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, trường văn hóa. Tỷ lệ phòng học kiên cố của huyện đã chiếm 76,1%; 10 trường đã phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia. Xã hội hoá giáo dục góp phần làm chuyển biến tích cực chất lượng GD&ĐT và góp phần để huyện thực hiện thành công các mục tiêu phổ cập giáo dục  trên địa bàn. Huyện đã xoá được xã trắng về giáo dục mầm non. Năm  học 2011 - 2012, huyện đã huy động 3.565 cháu trong độ tuổi mầm non ra lớp, chiếm 68,2%. Hàng năm, ở bậc tiểu học, tỷ lệ học sinh giỏi, khá môn tiếng Việt chiếm 65,4% (đối với môn toán là 71,8%); học sinh khá, giỏi bậc THCS cũng chiếm trên 30%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2010 - 2011 chiếm 99,4%; tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT trúng tuyển đại học, cao đẳng và THCN chiếm 43,78% . Giáo dục mầm non hiện nay đã có 360 giáo viên đạt trình độ chuẩn (chiếm 97,3%, trong đó, trên chuẩn 11,6%). Hàng năm, huyện đều có trên 200 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và trên 30 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

              

                                                                                 Bùi Huy  

 

Các tin khác

Lãnh đạo công đoàn và chuyên môn cùng các đoàn viên công đoàn trường tiểu học B Vĩnh Tiến thường xuyên trao đổi để rút kinh nghiệm trong phối hợp công tác.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Học sinh vùng dân tộc được chăm lo đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trong ảnh: Một giờ học tin của học sinh trường DTNT liên xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).
Đồng chí Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội & Dân tộc (HĐND tỉnh) phát biểu kết luận tại buổi giám sát.

Cứu nguy cho tình trạng học sinh “mù” môn lịch sử

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhằm thống nhất đưa ra những cam kết nâng chất lượng dạy học môn lịch sử trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian tới.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Mù mờ học phí

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ năm 2011 các trường đại học, nhất là các trường ngoài công lập, phải thực hiện công khai học phí trước thời điểm tuyển sinh trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ (Những điều cần biết) hoặc trên website để thí sinh biết rõ thông tin. Tuy nhiên, mùa tuyển sinh năm 2012, các trường đã cố tình lờ luôn vấn đề công khai này nên thí sinh hoàn toàn mù tịt thông tin học phí.

Mai Châu: Mở lớp dạy tiếng Thái cho gần 70 học viên

(HBĐT) - Ngày 18/3, tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, UBND huyện Mai Châu khai giảng lớp dạy tiếng Thái cho gần 70 học viên là cán bộ, CC-VC của các phòng, ban trong huyện.

Đại học Việt Đức áp dụng cơ chế tài chính đặc thù

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 303/QĐ-TTg về quy định cơ chế tài chính đặc thù của Trường Đại học Việt Đức.

Tuyển sinh ĐH- CĐ 2012: Ráo riết tăng chỉ tiêu

Việc đăng ký chỉ tiêu chủ yếu dựa vào bài toán thu chi của các trường và sở thích của thí sinh hơn là năng lực đào tạo, nhiệm vụ và định hướng phát triển của trường hay nhu cầu xã hội.

Hiệu quả từ công tác xã hội hoá giáo dục ở Yên Thuỷ

(HBĐT) - Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, nhiều năm qua, huyện Yên Thuỷ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; tạo sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, đoàn thể, MTTQ trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục