Xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào tháng 4/2011. Trong ảnh: Cô và trò trường mầm non Hoa Phượng trong giờ học trực quan nhận biết các đồ vật.

Xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào tháng 4/2011. Trong ảnh: Cô và trò trường mầm non Hoa Phượng trong giờ học trực quan nhận biết các đồ vật.

(HBĐT) - Là 1 trong 6 xã hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi sớm nhất của huyện Kỳ Sơn, Dân Hòa đã hoàn thành và được công nhận vào tháng 4/2011. Hiện, toàn xã có 29 trẻ 5 tuổi đến trường, 100% cháu được ăn tại lớp theo chế độ dinh dưỡng đảm bảo.

 

Cô giáo Nguyễn Thị Cúc, Hiệu trưởng trường tiểu học mầm non Hoa Phượng (Dân Hòa - Kỳ Sơn) cho biết: Vấn đề quan trọng là phải nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; huy động 100% trẻ 5 tuổi đến lớp để chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, bên cạnh đó phải duy trì và giữ vững số trẻ dưới 5 tuổi đến các cơ sở GDMN bằng nhiều hình thức nhằm tạo sự ổn định trong phát triển GDMN. Đối với lớp trẻ 5 tuổi, giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, lớp học đã đáp ứng cơ bản trang thiết bị, đồ chơi theo danh mục của Bộ. Bằng những giải pháp cụ thể, xã có lộ trình cụ thể để tiếp tục duy trì PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trong những năm tiếp theo.  

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 239 phê duyệt Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 -2015 với mục tiêu là đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở các vùng, miền được đến lớp để thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ 1 năm học nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, tỉnh đã kiện toàn BCĐ PCGD các cấp theo Quyết định số 1579 ngày 22/8/2010 với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện PCGD trên địa bàn nói chung và PCGD cho trẻ em 5 tuổi nói riêng.  

Để hoàn thành sớm PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, quan tâm đến chế độ chính sách, đời sống cho giáo viên mầm non là rất quan trọng. Năm qua, BCĐ PCGD đã tích cực giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên mầm non lớp 5 tuổi, kết quả đã có 100% giáo viên được hưởng thu nhập theo thang bảng lương.

Theo số liệu của BCĐ, trong 2 năm 2010 và 2011, toàn tỉnh đã đầu tư gần 80 tỷ đồng để xây dựng phòng học và mua sắm trang thiết bị đồ chơi thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, trong đó, nguồn từ ngân sách trên 62 tỷ đồng, còn lại là kết quả của công tác xã hội hóa giáo dục. Nhờ đó, 100% lớp mầm non 5 tuổi được bố trí phòng học kiên cố, bán kiến cố. Các lớp mầm non 5 tuổi được trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định trong danh mục của Bộ GD & ĐT.

 

Nhằm đảm bảo về thể chất cho trẻ 5 tuổi, các trường đã vận động gia đình cho trẻ ăn trưa tại lớp. Với địa bàn là tỉnh miền núi, nhiều xã có trường mầm non và nhiều điểm trường nên khó khăn cho tổ chức ăn trưa. Các trường đã khắc phục bằng cách nấu ăn tại điểm trường chính, sau đó mang đến các chi trường. Nhờ đó có gần 100% trẻ 5 tuổi được ăn tại trường. Đồng thời, các huyện thường xuyên hỗ trợ tiền ăn trưa 120.000 đồng/tháng cho trẻ 5 tuổi tại các cơ sở GDMN có cha mẹ thường trú tại xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu có huyện Mai Châu, Cao Phong, Yên Thủy, TPHB.  

Bên cạnh những thuận lợi, công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Bà Trần Thị Bắc, Trưởng phòng GDMN Sở GD & ĐT cho biết: Nhiều điểm trường còn thiếu phòng học, nhất là phòng chức năng, tuy nhiên, kinh phí để đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống nhân dân còn khó khăn nên công tác xã hội hóa giáo dục vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Thu nhập cho giáo viên mầm non còn thấp lại không có phụ cấp đứng lớp nên nhiều giáo viên vẫn chưa yên tâm công tác. Còn đối với các xã có địa bàn rộng, đi lại khó khăn đã gây cản trở để tổ chức cho trẻ ăn tại lớp...  

Cô giáo Nguyễn Thị Cúc, Hiệu trưởng trường tiểu học mầm non Hoa Phượng (Dân Hòa - Kỳ Sơn) cho biết: Vấn đề quan trọng là phải nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; huy động 100% trẻ 5 tuổi đến lớp để chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, bên cạnh đó phải duy trì và giữ vững số trẻ dưới 5 tuổi đến các cơ sở GDMN bằng nhiều hình thức nhằm tạo sự ổn định trong phát triển GDMN. Đối với lớp trẻ 5 tuổi, giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, lớp học đã đáp ứng cơ bản trang thiết bị, đồ chơi theo danh mục của Bộ. Bằng những giải pháp cụ thể, xã có lộ trình cụ thể để tiếp tục duy trì PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trong những năm tiếp theo.

 

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 239 phê duyệt Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 -2015 với mục tiêu là đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở các vùng, miền được đến lớp để thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ 1 năm học nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, tỉnh đã kiện toàn BCĐ PCGD các cấp theo Quyết định số 1579 ngày 22/8/2010 với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện PCGD trên địa bàn nói chung và PCGD cho trẻ em 5 tuổi nói riêng.

 

Để hoàn thành sớm PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, quan tâm đến chế độ chính sách, đời sống cho giáo viên mầm non là rất quan trọng. Năm qua, BCĐ PCGD đã tích cực giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên mầm non lớp 5 tuổi, kết quả đã có 100% giáo viên được hưởng thu nhập theo thang bảng lương.

 

Theo số liệu của BCĐ, trong 2 năm 2010 và 2011, toàn tỉnh đã đầu tư gần 80 tỷ đồng để xây dựng phòng học và mua sắm trang thiết bị đồ chơi thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, trong đó, nguồn từ ngân sách trên 62 tỷ đồng, còn lại là kết quả của công tác xã hội hóa giáo dục. Nhờ đó, 100% lớp mầm non 5 tuổi được bố trí phòng học kiên cố, bán kiến cố. Các lớp mầm non 5 tuổi được trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định trong danh mục của Bộ GD & ĐT.

 

Nhằm đảm bảo về thể chất cho trẻ 5 tuổi, các trường đã vận động gia đình cho trẻ ăn trưa tại lớp. Với địa bàn là tỉnh miền núi, nhiều xã có trường mầm non và nhiều điểm trường nên khó khăn cho tổ chức ăn trưa. Các trường đã khắc phục bằng cách nấu ăn tại điểm trường chính, sau đó mang đến các chi trường. Nhờ đó có gần 100% trẻ 5 tuổi được ăn tại trường. Đồng thời, các huyện thường xuyên hỗ trợ tiền ăn trưa 120.000 đồng/tháng cho trẻ 5 tuổi tại các cơ sở GDMN có cha mẹ thường trú tại xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu có huyện Mai Châu, Cao Phong, Yên Thủy, TPHB.

 

Bên cạnh những thuận lợi, công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Bà Trần Thị Bắc, Trưởng phòng GDMN Sở GD & ĐT cho biết: Nhiều điểm trường còn thiếu phòng học, nhất là phòng chức năng, tuy nhiên, kinh phí để đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống nhân dân còn khó khăn nên công tác xã hội hóa giáo dục vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Thu nhập cho giáo viên mầm non còn thấp lại không có phụ cấp đứng lớp nên nhiều giáo viên vẫn chưa yên tâm công tác. Còn đối với các xã có địa bàn rộng, đi lại khó khăn đã gây cản trở để tổ chức cho trẻ ăn tại lớp...

 

                                                                           Hồng Nhung

 

Các tin khác

Đà Bắc đã xóa được xã trắng về GDMN , cũng từ công tác XHH giáo dục, huyện đã huy động được 68,2% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Trong ảnh: Lãnh đạo huyện thăm lớp trẻ 5 tuổi ở chi xóm Rồng (Hiền Lương).
Lãnh đạo công đoàn và chuyên môn cùng các đoàn viên công đoàn trường tiểu học B Vĩnh Tiến thường xuyên trao đổi để rút kinh nghiệm trong phối hợp công tác.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Học sinh vùng dân tộc được chăm lo đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trong ảnh: Một giờ học tin của học sinh trường DTNT liên xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Khảo sát, giám sát công tác quản lý giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2011-2012

(HBĐT) - Ngày 21/3, Ban Văn hóa- xã hội & Dân tộc (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban làm trưởng đoàn đã khảo sát, giám sát công tác quản lý giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2011-2012 tại Sở GD-ĐT.

Cứu nguy cho tình trạng học sinh “mù” môn lịch sử

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhằm thống nhất đưa ra những cam kết nâng chất lượng dạy học môn lịch sử trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian tới.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Mù mờ học phí

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ năm 2011 các trường đại học, nhất là các trường ngoài công lập, phải thực hiện công khai học phí trước thời điểm tuyển sinh trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ (Những điều cần biết) hoặc trên website để thí sinh biết rõ thông tin. Tuy nhiên, mùa tuyển sinh năm 2012, các trường đã cố tình lờ luôn vấn đề công khai này nên thí sinh hoàn toàn mù tịt thông tin học phí.

Mai Châu: Mở lớp dạy tiếng Thái cho gần 70 học viên

(HBĐT) - Ngày 18/3, tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, UBND huyện Mai Châu khai giảng lớp dạy tiếng Thái cho gần 70 học viên là cán bộ, CC-VC của các phòng, ban trong huyện.

Đại học Việt Đức áp dụng cơ chế tài chính đặc thù

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 303/QĐ-TTg về quy định cơ chế tài chính đặc thù của Trường Đại học Việt Đức.

Tuyển sinh ĐH- CĐ 2012: Ráo riết tăng chỉ tiêu

Việc đăng ký chỉ tiêu chủ yếu dựa vào bài toán thu chi của các trường và sở thích của thí sinh hơn là năng lực đào tạo, nhiệm vụ và định hướng phát triển của trường hay nhu cầu xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục