Quy định mới của Bộ GD-ĐT về mã ngành đào tạo của các trường ĐH, CĐ hiện nay đã gây cho thí sinh nhiều hoang mang lo lắng bởi nhiều chuyên ngành cùng một mã ngành đào tạo nên không biết điền thế nào vào chuyên ngành mình muốn dự thi cho chính xác.

 

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, tất cả các ngành giống nhau sẽ có chung tên ngành và mã ngành thống nhất trên toàn quốc.
 
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ. (Ảnh: Khánh Hiền)

Lo không đăng ký vào đúng ngành

Nhiều thí sinh đã lo lắng phản ánh tới Dân trí vì hiện nay có nhiều ngành khác nhau nhưng cùng mã ngành. Vậy khai hồ sơ như thế nào cho đúng với ngành mình dự định thi.

Thí sinh Bạch Dương ở TP.HCM thắc mắc: "Em có dự định thi vào trường Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TP.HCM. Theo em tìm hiểu trên website của trường thì ngành em có dự định thi có tên là Kinh tế đối ngoại - Mã ngành D310106. Nhưng theo tài liệu "Những điều cần biết" em xem được trên website của Bộ GD-ĐT thì ngành trên được ghi là Kinh tế quốc tế - Mã ngành D310106. Vậy tên gọi nào là đúng cho mã ngành trên? Sự khác nhau về tên gọi có dẫn đến nội dung đào tạo khác nhau không? Và tại mục chuyên ngành trong hồ sơ đăng kí dự thi em phải ghi sao cho đúng với ngành trên?".

Trao đổi với Dân trí, ông Lâm Tường Thoại, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH QG TP.HCM cho biết: “Trước đây, ngành Kinh tế đối ngoại không có mã ngành. Theo thông tư 14 của Bộ GD-ĐT thì ngành Kinh tế đối ngoại và ngành Kinh tế quốc tế cùng một mã ngành. Do vậy, nhiều thí sinh bị hiểu lầm”.

“Bộ thống nhất tất cả các ngành giống nhau sẽ có chung tên ngành và mã ngành trên toàn quốc dùng chung là đúng. Tuy nhiên, do triển khai sớm nên cập rập, việc hướng dẫn cho thí sinh chưa được nhiều. Dẫn đến nhiều thí sinh không tìm hiểu kỹ cách ghi hồ sơ nên thắc mắc lo lắng. Do vậy, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin trên trang web của trường sẽ đầy đủ hơn” - ông Thoại nói.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng ban đào tạo ĐH Đà Nẵng cho hay: “Hồ sơ ĐKDT năm nay quản lý đến mã ngành (gồm 7 ký tự) trong khi nhiều trường xét tuyển vào trường lại theo từng chuyên ngành cụ thể. Vì thế thí sinh chú ý ghi đầy đủ tên ngành và tên chuyên ngành để các trường xử lý khi xét tuyển”.

PGS.TS Phạm Văn Điển, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam cho hay: “Hồ sơ ĐKDT yêu cầu thí sinh ghi tên chuyên ngành và mã ngành nhưng do nhiều trường chưa chuẩn bị kịp nên chưa công bố rõ thông tin làm thí sinh lo lắng. Do vây, cần phải có sự quảng bá thông tin rộng rãi để thí sinh nắm rõ”.

Khó xác định điểm chuẩn

Trường ĐH Mỏ - Địa chất, trong mấy ngày qua, máy điện thoại tại Phòng Đào tạo “nóng” liên tục bởi thí sinh gọi đến hỏi về chuyên ngành đào tạo và cách ghi trong hồ sơ thế nào cho đúng.

PGS.TS Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo của trường cho biết: “Ngay khi Bộ công bố mã ngành mới, chúng tôi đã thấy rắc rối, bất cập bởi chỉ được công bố mã ngành lớn chứ không được công bố tên các chuyên ngành nhỏ nên thí sinh lo lắng không biết trong ngành này có những chuyên ngành nào. Ví dụ, ngành Kỹ thuật địa chất gồm các chuyên ngành: Địa chất; Địa chất công trình - Địa kỹ thuật; Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình; Nguyên liệu khoáng. Những ngành này cùng chung một mã ngành. Mặc dù trường thông báo lấy điểm chuẩn theo khoa nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng điểm chuẩn”.

Trước những bất cập trên, ông Thắng đề nghị: “Trong mã ngành lớn, Bộ cho ghi rõ các chuyên ngành đào tạo để thí sinh nắm rõ được các ngành đào tạo. Ví dụ, trường ĐH Mỏ Địa chất hiện có 16 ngành đào tạo, trong đó có 37 chuyên ngành đào tạo, nhiều chuyên ngành như vậy không được ghi rõ trong thông tin cuốn “Những điều cần biết” làm cho thí sinh hoang mang, lo lắng, mất phương hướng khi chọn ngành đào tạo”.

Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) đã chủ động gửi văn bản để các Sở GD-ĐT, các trường THPT thông báo những điểm đặc biệt cần thiết khi ghi hồ sơ tuyển sinh ĐH vào trường. Theo đó, các mục ĐKDT từ 1-16 theo đúng hướng dẫn của hồ sơ đăng ký; riêng mục 2, phần chuyên ngành, thí sinh không ghi chuyên ngành mà phải ghi rõ chương trình mà thí sinh muốn theo học. Trường ĐH Quốc tế lưu ý, phần thông tin này rất quan trọng, vì với mỗi chương trình, chỉ tiêu tuyển sinh khác nhau và điểm trúng tuyển có thể khác nhau.

ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM cũng lưu ý với các thí sinh trong cách ghi hồ sơ ĐKDT là không ghi mã ngành tại mục số 2. Ở mục số 3, thí sinh ghi tên trường (Đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM), mã trường: DKC, khối thi và mã ngành đăng ký xét tuyển (mã ngành xét tuyển năm 2012 sẽ có 7 chữ số. Thí sinh cần lưu ý những ấn phẩm tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 của HUTECH in trước khi có quy định đổi mới của Bộ).

Về các thông tin liên quan đến kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, mời độc giả xem thêm tại chuyên trang Tuyển sinh 2012.

 

                                                       Theo Dan Tri

 

Các tin khác

Đ/C Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD & ĐT phát biểu khai mạc tại hội nghị.
Đội Đại học Ngoại ngữ Huế. (Ảnh: Hoàng Chương/Vietnam+)
Giờ học của cô và trò lớp 5 tuổi của trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Kỳ Sơn - huyện Kỳ Sơn)

Thiếu hụt nhân lực phần cứng và mạng cho doanh nghiệp

Thực tế cho thấy nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, đặc biệt là nhân lực phần cứng và mạng. Trong khi đó, hầu hết các trung tâm, trường cao đẳng, đại học ở nước ta hiện nay đều đang tập trung đào tạo phần mềm.

Để bài thi tốt nghiệp THPT hiệu quả

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm, nhiều học sinh (HS) tuy thuộc bài nhưng không đạt điểm cao, thậm chí bị trượt. Nguyên nhân là do thiếu kỹ năng và kỹ thuật làm bài thi.

Trường tiểu học Kim Tiến (Kim Bôi): Nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Với mục tiêu phấn đấu trở thành trường có chất lượng giáo dục tốt và đạt trường chuẩn quốc gia trong năm học 2012 - 2013, trường tiểu học Kim Tiến (Kim Bôi) đang xây dựng lộ trình phấn đấu từng tiêu chí. Những năm học vừa qua, trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nỗ lực phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

(HBĐT) - Là 1 trong 6 xã hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi sớm nhất của huyện Kỳ Sơn, Dân Hòa đã hoàn thành và được công nhận vào tháng 4/2011. Hiện, toàn xã có 29 trẻ 5 tuổi đến trường, 100% cháu được ăn tại lớp theo chế độ dinh dưỡng đảm bảo.

Đà Bắc: Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp sức cho GD-ĐT phát triển

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trong giai đoạn từ 2006 đến nay, huyện Đà Bắc đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tới toàn dân, đồng thời, có các nhóm giải pháp nhằm huy động sức mạnh của toàn dân cùng chăm lo cho GD&ĐT.

Ghi nhận ở công đoàn trường tiểu học B Vĩnh Tiến

(HBĐT) - Đồng chí Trần Quang Tú, Chủ tịch Công đoàn trường tiểu học B Vĩnh Tiến (Kim Bôi) cho biết: Trong những năm qua, công đoàn nhà trường đã phối hợp tốt với chính quyền, chuyên môn vận động đoàn viên công đoàn trong toàn trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm từng năm học của ngành và phòng giáo dục huyện Kim Bôi đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục