Chiều 12-4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Hà Nội về nhiều vấn đề của giáo dục Hà Nội.

 

Cùng dự với bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhận xét: “Giáo dục Hà Nội có nhiều ưu điểm so với các địa phương nhưng cũng có nhiều tiêu cực có trước địa phương khác, như tình trạng học sinh đánh nhau, việc dạy thêm, học thêm tràn lan, trong đó nổi cộm là dạy trước lớp 1... Là nơi có điều kiện thuận lợi so với cả nước nhưng cho đến nay, Hà Nội nằm trong số ít các tỉnh thành chưa có đề án chi tiết về việc dạy học ngoại ngữ theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT”.

Còn nhiều cái “chậm”

Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, Hà Nội có cơ sở giáo dục kiên quyết không chấp nhận việc dạy trước học sinh lớp 1. Việc này được dư luận ủng hộ. Nhưng bên cạnh đó, có những trường khác lại cổ xúy việc học sinh học trước lớp 1. Hà Nội cần phải nhân rộng những mô hình tốt, cách làm tốt để hạn chế dần tình trạng “dạy trước” lan tràn ở nơi khác. Ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết: “Sẽ tiếp thu góp ý của Bộ GD-ĐT và chỉ đạo ngành GD-ĐT Hà Nội có giải pháp hiệu quả hơn để khắc phục những bất cập”.

Trao đổi về nỗ lực của Hà Nội trong việc giải quyết tình trạng thiếu trường lớp, ông Nguyễn Hữu Độ, giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, trình bày: “Tính trong bốn năm trở lại đây, Hà Nội đã xóa gần 6.000 phòng học tạm, xây dựng mới trên 1.000 phòng học, đầu tư hàng trăm tỉ đồng cho việc xây dựng lại công trình nhà vệ sinh, nước sạch, hệ thống thư viện”.

Tuy vậy, Hà Nội vẫn chưa giải quyết được tình trạng thiếu chỗ học và giảm sĩ số học sinh/lớp. Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, “tỉ lệ 69,9% học sinh tiểu học học hai buổi/ngày vẫn chưa phải là nhiều”.

Cơ sở giáo dục của người nước ngoài chưa theo luật VN

Đề cập mô hình giáo dục chất lượng cao, ông Hiển nói: “Việc quản lý các cơ sở giáo dục chất lượng cao còn chưa tốt, nhất là việc quản lý các chương trình giáo dục”. UBND TP Hà Nội đề nghị bộ sớm có quy định hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí cho trường thực hiện mô hình cung ứng chất lượng cao đối với mỗi cấp học để xác định mức thu đối với mô hình này.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói: “Bộ đang xây dựng thông tư và sẽ sớm ban hành”. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết vấn đề quan trọng là cần phải xác định mặt bằng giáo dục của từng bậc học thế nào mới có căn cứ để xác định một mô hình chất lượng cao hơn mặt bằng chung.

UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm tổ chức các trường quốc tế do người VN là chủ đầu tư, dạy chương trình quốc tế cho học sinh người nước ngoài và học sinh VN (một kiểu du học tại chỗ), đề nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh, bổ sung điều lệ trường học các cấp về việc quản lý doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh lĩnh vực giáo dục. Hiện tại do bất cập về quy định quản lý, “các cơ sở giáo dục này không có quyết định thành lập trường, không có quyết định công nhận hội đồng quản trị, hiệu trưởng, hiệu phó nên việc tổ chức và quản lý không theo Luật giáo dục VN” - ông Độ cho biết.

13 năm chuẩn bị mở trường ĐH của thủ đô

Bên cạnh trao đổi với Bộ GD-ĐT về việc giải phóng mặt bằng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc để xây dựng trường ĐH khoa học công nghệ, lãnh đạo UBND TP Hà Nội bày tỏ mong muốn được Bộ GD-ĐT ủng hộ trong việc xây dựng Trường ĐH thủ đô Hà Nội trên nền của Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội bây giờ.

Đại diện Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội cho biết “đã có 13 năm chuẩn bị việc nâng trường cao đẳng lên ĐH, xây dựng thành một trường ĐH xứng tầm thủ đô”. Ông Phạm Vũ Luận băn khoăn: “Tôi ủng hộ việc xây dựng một trường ĐH của thủ đô để cung cấp nhân lực trình độ cao. Nhưng với những gì Hà Nội trình bày thì chưa thấy rõ việc này. Nếu mở trường ĐH chỉ để đào tạo giáo viên như nhiệm vụ Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội đã làm thì e rằng trường của thủ đô không thể vượt qua được Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hiện nay, một trường trọng điểm đào tạo giáo viên cho cả nước được đặt tại Hà Nội. Bởi vậy, Hà Nội cần tiếp tục chuẩn bị về nhân lực và các điều kiện khác để xây dựng trường ĐH đa ngành, có khả năng cung cấp nhân lực có chất lượng, bổ sung cho các lĩnh vực đang cần người có trình độ cao ở thủ đô và cả nước”.

Xin đào tạo học sinh dân tộc thiểu số tại Trường Chu Văn An

Tại cuộc làm việc, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo hệ học sinh dân tộc thiểu số tại Trường THPT Chu Văn An theo cơ chế cử tuyển. Vì Trường THPT Chu Văn An là trường trọng điểm quốc gia, phục vụ khu vực phía Bắc. Ông Nguyễn Thế Thảo giải thích: “Không phải mở lớp dạy tiếng dân tộc mà chỉ mở một số lớp cho học sinh miền núi phía Bắc dạy học theo chương trình chung của Bộ GD-ĐT”.

 

                                                           Theo TuoiTre

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một giờ học tính nhẩm bằng tay tại Trung tâm Phát triển giáo dục Tuệ Minh.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ban CHQS huyện Kỳ Sơn và Công ty INT trao học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi

(HBĐT) - Ngày 12/4, Ban CHQS huyện Kỳ Sơn phối hợp với Công ty INT tổ chức trao học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi cho học sinh trên địa bàn huyện, gồm các em: Nguyễn Huy Đạt, trường tiểu học xã Mông Hóa; Nguyễn Thanh Thúy, trường tiểu học xã Dân Hòa; Bùi Thị Thu Uyên, trường THCS xã Dân Hòa. Mỗi suất học bổng trị giá 300.000 đồng/tháng, nếu học sinh duy trì kết quả học giỏi hàng năm, học bổng sẽ được trao đều đặn hàng tháng cho mỗi học sinh đến hết cấp học. Nguồn kinh phí học bổng cho 3 học sinh trên do Công ty INT hỗ trợ.

Hệ thống giáo dục phổ thông đã ảnh hưởng đến phân luồng

Theo một khảo sát của Bộ GD-ĐT, có 69,3% ý kiến cho rằng cơ cấu hệ thống giáo dục trung học và sau trung học chưa thực sự hợp lý là nguyên nhân ảnh hưởng đến phân luồng học sinh.

Sẽ bỏ quy định đánh thuế dạy thêm?

"Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu góp ý cho rằng, qui định sắp tới của Bộ chỉ nên điều chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT) có thu tiền của người học, không điều chỉnh các hình thức DTHT không thu tiền. Đồng thời, sẽ xem xét bỏ quy định dạy thêm phải đóng thuế khi ban hành quy định mới về DTHT...." Vụ trưởng Vụ GD Trung học - Bộ GD-ĐT Vũ Đình Chuẩn cho biết khi trao đổi với VietNamNet.

Tiếp tục củng cố chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi

(HBĐT) - Ngay sau khi có Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ TPHB đã xây dựng chỉ tiêu, giải pháp thực hiện PCGD mầm non trẻ 5 tuổi. Tiếp đó, Thành uỷ đã có nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2011 và năm 2012, trong đó xác định phấn đấu đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ năm tuổi vào năm 2011 và duy trì kết quả năm 2012.

Học kém: không cho thi đại học

Câu chuyện nhiều học sinh (HS) lớp 12 ở tỉnh Vĩnh Phúc bị từ chối không thu hồ sơ đăng ký dự thi đại học (ĐH) năm nay vì có học lực kém đã gây bức xúc cho nhiều phụ huynh.

Để không còn "sợ" môn sử

“Sử là môn khó học”, đó là chia sẻ của nhiều học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Vậy, ôn luyện môn sử như thế nào để đạt hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục