Từ công tác xã hội hóa giáo dục, huyện Kim Bôi đã có 9 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong ảnh: Trường tiểu học Vĩnh Tiến B tiếp tục giữ vững chất lượng giáo dục của trường chuẩn quốc gia.
(HBĐT) - Trong 2 năm học gần đây, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của thị trấn Bo (Kim Bôi) tiếp tục được củng cố. Trên địa bàn, tỷ lệ học sinh khá, giỏi chiếm trên 60%; hàng năm, trường có từ 80-90 học sinh giỏi cấp huyện và khoảng 50 em học sinh giỏi cấp tỉnh. Các trường mầm non Hoa Phượng, THCS thị trấn đang chuẩn bị, phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia trong tương lai gần.
Thế mạnh trong công tác xây dựng xã hội học tập ở thị trấn Bo, xã Kim Bình, Hạ Bì, Vĩnh Tiến, Nật Sơn, Trung Bì... đã góp phần làm phong phú thêm bức tranh giáo dục ở huyện Kim Bôi. Trong 5 năm lại đây, huyện luôn xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục trong phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; triển khai hàng loạt phần việc có ý nghĩa như: nắm bắt sâu sát tình hình cơ sở để từ đó có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng; ngành GD&ĐT tham mưu đúng, trúng với UBND huyện chăm lo xây dựng và phát triển giáo dục, huy động các nguồn lực để phát triển GD&ĐT; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Mặt khác, công tác tuyên truyền, vận động đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập được duy trì với sự tham gia của nhiều cấp, ngành; tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, MTTQ và các đoàn thể nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Thông qua các CVĐ ủng hộ, quyên góp, các tổ chức, cá nhân đã đầu tư, tặng quà dành cho các trường và học sinh trên địa bàn với số tiền 2,653 tỉ đồng. Từ sự đầu tư hợp lý, có trọng tâm, đến thời điểm này, cơ sở trường lớp ở Kim Bôi đã có bước tiến mới. Toàn huyện có 1.077 phòng học, trong đó, phòng học kiên cố có 813 phòng (chiếm 75,4%), phòng bán kiên cố có 142 phòng, chiếm 13,5%; 8 trường mầm non, THPT được thành lập và 1 trung tâm dạy nghề được thành lập. Đã có 9 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Năm học 2011-2012, khả năng huyện có thêm từ 1-2 trường chuẩn quốc gia mới. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, sự nghiệp giáo dục của huyện đã có nhiều đổi thay đáng mừng. Quy mô trường, lớp được củng cố và phát triển với 123 cơ sở giáo dục. TTHT cộng đồng của 28 xã, thị trấn đã đi vào hoạt động hiệu quả với hệ thống ở 176 xóm có CLB phát triển cộng đồng và 518 nhóm CLB thành viên. Các TTHTCĐ đã tổ chức được 1.595 chuyên đề với 236.352 lượt người tham dự.
Công tác XHH giáo dục đã có tác động tích cực vào xây dựng xã hội học tập ở Kim Bôi, góp phần đáng kể vào mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho huyện. Kim Bôi vẫn duy trì vững chắc các tiêu chuẩn đạt chuẩn quốc gia về PCGD tiểu học - CMC, PCGD tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GDTHCS. Tỷ lệ huy động trẻ ra mẫu giáo đạt 96,73% (nhà trẻ đạt 44,73%); tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Trong vòng 5 năm lại đây, huyện đã có 1.500 HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, có 1.818 HS giỏi cấp huyện, 457 HS giỏi cấp tỉnh; 1.211 lượt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 312 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Huyện đã và đang đứng ở tốp huyện, thành phố tạo được dấu ấn đáng kể về chất lượng GD&ĐT. Những thành tựu trong GD&ĐT đã góp phần vào phát triển KT-XH của địa phương.
Văn Tưởng
Tiếng Việt đang mất dần sự trong sáng và vẻ đẹp riêng từ lời ăn tiếng nói đến văn viết của chính người Việt.
Trong các kì thi tốt nghiệp hoặc thi vào các trường ĐH, CĐ mấy năm gần đây chưa thấy xuất hiện “đề văn lạ”. Là chủ biên sách Làm văn cho bậc THPT sau năm 2000, bây giờ tôi mới thực sự thấy một “đề văn lạ” - đó là đề thi của Trường ĐH FPT.
(HBĐT) - Ngày 12/4, Ban CHQS huyện Kỳ Sơn phối hợp với Công ty INT tổ chức trao học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi cho học sinh trên địa bàn huyện, gồm các em: Nguyễn Huy Đạt, trường tiểu học xã Mông Hóa; Nguyễn Thanh Thúy, trường tiểu học xã Dân Hòa; Bùi Thị Thu Uyên, trường THCS xã Dân Hòa. Mỗi suất học bổng trị giá 300.000 đồng/tháng, nếu học sinh duy trì kết quả học giỏi hàng năm, học bổng sẽ được trao đều đặn hàng tháng cho mỗi học sinh đến hết cấp học. Nguồn kinh phí học bổng cho 3 học sinh trên do Công ty INT hỗ trợ.
Theo một khảo sát của Bộ GD-ĐT, có 69,3% ý kiến cho rằng cơ cấu hệ thống giáo dục trung học và sau trung học chưa thực sự hợp lý là nguyên nhân ảnh hưởng đến phân luồng học sinh.
"Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu góp ý cho rằng, qui định sắp tới của Bộ chỉ nên điều chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT) có thu tiền của người học, không điều chỉnh các hình thức DTHT không thu tiền. Đồng thời, sẽ xem xét bỏ quy định dạy thêm phải đóng thuế khi ban hành quy định mới về DTHT...." Vụ trưởng Vụ GD Trung học - Bộ GD-ĐT Vũ Đình Chuẩn cho biết khi trao đổi với VietNamNet.
(HBĐT) - Ngay sau khi có Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ TPHB đã xây dựng chỉ tiêu, giải pháp thực hiện PCGD mầm non trẻ 5 tuổi. Tiếp đó, Thành uỷ đã có nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2011 và năm 2012, trong đó xác định phấn đấu đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ năm tuổi vào năm 2011 và duy trì kết quả năm 2012.