Để chương trình liên thông tránh theo vết xe đổ của hệ tại chức - bị xã hội từ chối - là vấn đề cấp bách cần đặt ra.

 

Thi chung với chính quy ?

 Một trường ĐH tư vấn cho thí sinh về chương trình liên thông từ CĐ lên ĐH
Một trường ĐH tư vấn cho thí sinh về chương trình liên thông từ CĐ lên ĐH - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nhận thấy chất lượng của chương trình liên thông có vấn đề nên Bộ GD-ĐT đang tính đến việc sẽ siết chặt hệ này bằng kỳ tuyển sinh đầu vào chung với thí sinh hệ chính quy.

Đầu năm 2012, Bộ đưa ra dự thảo quy định đào tạo liên thông: “Các thí sinh dự thi hệ liên thông phải tham dự cùng kỳ thi tuyển sinh ĐH hệ chính quy theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành theo các khối ngành đăng ký dự thi”. Tuy nhiên, dự thảo này không nhận được sự ủng hộ bởi không thực tiễn.

Hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM nhận định: “Không thể gộp với kỳ thi tuyển sinh chung được vì chương trình học của sinh viên (SV) liên thông CĐ kết thúc vào tháng 10 hằng năm, trong khi kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ rơi vào tháng 7. Hơn nữa, từ trước tới nay SV liên thông phải thi 2 môn cơ sở và chuyên ngành, tôi cho là khá quan trọng để đánh giá năng lực nếu SV đó muốn học lên bậc học cao hơn. Còn nếu phải thi các môn văn hóa ở các khối A, B, C, D thì SV lại phải quay về ôn thi từ đầu những kiến thức có thể đã quên từ lâu và điều này là không cần thiết”.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết dự thảo này sai với những quy định trong Quyết định 06/2008 của Bộ GD-ĐT về các môn thi liên thông. Trong khi đó, thạc sĩ Phan Bửu Toàn - Phó hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn - nêu quan điểm: “Nếu thi các môn giống như học sinh phổ thông thì chắc chắn SV tốt nghiệp TC-CĐ nghề không thi được. Hơn nữa nó cũng không đánh giá được gì. Nếu thi chung thì chỉ chung ngày chứ đề thi không thể chung được và kết quả cũng đâu thể dùng chung. Tốt nhất là vẫn tổ chức thi riêng với một môn chuyên ngành và một môn lý thuyết cơ sở”.

Các trường tự chịu trách nhiệm

 

Trường nào tổ chức liên thông sai quy định, thiếu nghiêm túc cần xử phạt nặng, chẳng hạn cắt chỉ tiêu, phạt tiền thích đáng

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng
Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Lãnh đạo của rất nhiều trường ĐH-CĐ, trong đó có các trường nghề, đều cho rằng thi đầu vào để kiểm tra năng lực là việc làm cần thiết. Thế nhưng không nhất thiết phải tổ chức thi chung với thí sinh dự thi ĐH-CĐ. Chất lượng của các khóa học liên thông phụ thuộc vào rất nhiều thứ, chứ không phải chỉ ở một kỳ thi đầu vào.

Thạc sĩ Phan Bửu Toàn bức xúc: “Trường nào liên thông, trường đó tổ chức thi và đào tạo, trên quan điểm tự chịu trách nhiệm. Trường phải quản lý việc thi, việc học ra sao; nghiêm túc hay lỏng lẻo là do trường. Thi đầu vào mà gắt gao nhưng quá trình đào tạo lại dễ dãi, qua quýt, không có ai giám sát kiểm tra thì cũng không giải quyết được vấn đề. Cuối cùng thì đầu ra cũng sàn sàn như nhau”. Ông Nguyễn Thành Hiệp - Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB-XH TP.HCM - cũng cho rằng: “Bộ giao các trường tự chịu trách nhiệm và phải có bộ phận giám sát kiểm tra xử lý thật nghiêm túc những trường vi phạm. Tuy nhiên có lẽ Bộ làm không xuể công việc này. Do đó quan trọng nhất vẫn là các trường phải tự chịu trách nhiệm vì đó là uy tín, thương hiệu của mình”.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho rằng việc siết chặt đầu vào liên thông bằng kỳ thi chung chưa chắc đã nâng cao chất lượng. “Bộ nên để các trường ĐH tự chủ trong tuyển sinh liên thông, các trường phải có trách nhiệm giải trình, báo cáo trung thực. Nhưng hiện nay Bộ cũng chưa có cách hiệu quả để kiểm tra quyền tự chủ của các trường. Vấn đề là không phải chỉ đi thanh tra, giám sát mà còn cần tăng cường kiểm định chất lượng các hệ đào tạo. Trường nào tổ chức liên thông sai quy định, thiếu nghiêm túc cần xử phạt nặng, chẳng hạn cắt chỉ tiêu, phạt tiền thích đáng” - ông Dũng đề xuất.

 

                                                   Theo ThanhNien

 

Các tin khác

Đội ngũ cán bộ, đoàn viên trường Võ Thị Sáu (Lạc Sơn) thường xuyên trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực công tác giảng dạy.
Hơn 500 học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh làm bài thi tại sân trường.
Không có hình ảnh
Đội ngũ giáo viên nhiều trường ở Kim Bôi luôn nỗ lực phấn dấu trong phong trào thi đua

Sở GD&ĐT: giao ban trực tuyến triển khai công tác trọng tâm tháng 5/2012

(HBĐT) - Sáng 4/5, Sở GD&ĐT đã tổ chức giao ban trực tuyến toàn tỉnh đánh giá kết quả công tác tháng 4 và triển khai công tác trọng tâm tháng 5/2012.

Trường 19/5 làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

(HBĐT) - Từ năm 2009 đến nay, tập thể trường THPT 19/5 (Kim Bôi) liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, chi bộ liên tục đạt TS-VM tiêu biểu. Năm 2011, trường được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Hiệu trưởng Lê Văn Vinh khẳng định: Kết quả đó đã phản ánh đúng hiệu quả của việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt là bước chuyển từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Toàn tỉnh 579 trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa

(HBĐT) - Thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), ngành giáo dục đã lồng ghép với các phong trào thi đua “Hai tốt”, cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Gia đình nhà giáo văn hóa”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà”…

Học sử trong bảo tàng

Một tràng pháo tay vang dội cả hội trường khi bạn Hoàng Trọng, học sinh lớp 11A7 Trường THPT Bùi Thị Xuân đưa ra đáp án: “Thưa ban giám khảo, kết quả ô chữ của đội A là thống nhất đất nước”! Kết thúc phần thi Nhận diện lịch sử, phần thắng tạm nghiêng về đội A khiến cuộc thi càng hào hứng. Càng về trưa, hội trường của Bảo tàng TPHCM như nóng lên hẳn bởi không khí tranh tài giữa hai đội ngày càng trở nên sôi nổi và quyết liệt…

Hàn Quốc giúp xây dựng trường hữu nghị ở Việt Trì

Ngày 2/5, tại phường Vân Phú, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã khánh thành Trường trung học cơ sở Vân Phú-Man Deok, ngôi trường đầu tiên được xây dựng bằng nguồn vốn của Quỹ kỷ niệm phát triển giáo dục hiệp hội Kim Man Deok, Hàn Quốc, thông qua đại diện là Đại sứ Hàn Quốc tại Hà Nội.

Phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại khu vực biên giới, hải đảo

Những năm qua, công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở địa bàn biên giới đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở khu vực biên giới còn khá phổ biến. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao, cơ sở vật chất cho giáo dục còn nghèo nàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục