Giờ học môn tự nhiên - xã hội của lớp 2A1, trường tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn.
(HBĐT) - Dứt tiếng trống ra chơi, 24 học sinh lớp 2A1, trường Tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) hào hứng bước vào tiết học môn tự nhiên - xã hội. Chúng tôi thực sự bất ngờ khi được cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Nam dẫn vào thăm lớp. Một không gian học tập hoàn toàn khác, bàn ghế không kê lần lượt từ trên xuống dưới mà được sắp theo 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 em ngồi quay mặt vào nhau.
Giờ học bắt đầu, cô
Cô Nguyễn Thị
Cô Bùi Thị Khuyên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2011 -2012, trường là một trong 2 trường tiểu học trên địa bàn huyện được chọn giảng dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới ở 2 lớp 2A1 và 2A2 với tổng số 45 học sinh, trong đó, chủ yếu là học sinh dân tộc Mường. Mô hình tập trung vào việc chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ phía thầy giáo sang việc để cho học sinh tự học là chính. Qua đánh giá sơ bộ, mô hình có nhiều ưu việt hơn so với mô hình cũ. Giáo viên chủ động trong dạy học và phân hoá được các đối tượng học sinh, có thời gian để giúp đỡ những học sinh yếu trong lớp đạt kết quả tốt. Học sinh mạnh dạn, tự tin, năng động trong giao tiếp cũng như tiếp thu kiến thức mới. Các em tự đánh giá được mình và các bạn. Đồng thời, chủ động trong việc bầu chọn các chức danh của lớp như: Hội đồng tự quản, các Ban (Ban học tập, Ban đối ngoại, Ban thể dục và vệ sinh, Ban thư viện, Ban quyền lợi học sinh). Các em được các bạn trong lớp bầu chọn đều chủ động quản lý chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Tài liệu hướng dẫn tường minh, đảm bảo cho giáo viên, học sinh có thể tự nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức, ứng dụng nhiều trong thực tế. Phụ huynh cũng đồng tình, ủng hộ và cùng phối kết hợp giáo dục học sinh. Chất lượng học sinh (học kỳ I) so với các lớp đại trà khác được nâng lên rõ rệt. Đối với môn toán có 62,2% học sinh đạt loại giỏi, 26,7% đạt loại khá (ở lớp đại trà tỷ lệ này lần lượt là 34,3% và 17,1%). Đối với môn tiếng Việt có 48,9% đạt loại giỏi, 44,4% loại khá (ở lớp đại trà tỷ lệ này là 25,7% và 34,3%). Đối với môn tự nhiên- xã hội có 31,1% đạt loại A+ (lớp đại trà tỷ lệ này là 22,9%).
Theo cô Bùi Thị Khuyên, mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện mô hình còn gặp những khó khăn như: bàn ghế chưa đảm bảo quy cách; chưa có nhiều tài liệu tham khảo; học sinh vừa từ lớp 1 lên, khả năng tự nghiên cứu chưa quen nên mất nhiều thời gian ở tháng đầu; mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên được tập huấn, khi có việc phải nghỉ không có người dạy thay… Tuy nhiên, mô hình có nhiều ưu điểm và có thể triển khai nhân rộng được ở các trường học ở cả vùng thuận lợi và khó khăn.
Cẩm Lệ
Kỳ kiểm tra học kỳ 2 các môn khoa học, lịch sử, địa lý của học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7, TP.HCM vừa diễn ra sáng 3 và 4-5 tại... sân trường.
Các nhà sư phạm khẳng định rằng giáo dục trẻ em nhất định sẽ phải gắn với vấn đề dạy kỹ năng dùng tiền (Financial Literacy).
(HBĐT) - Vừa qua, Sở GD&ĐT tỉnh đã tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh khối THCS năm 2012. Dự hội thi có 103 giáo viên của 11 Phòng GD&ĐT huyện, thành phố và 9 trường DTNT huyện, liên xã; trong đó, có 72 giáo viên nữ và 30 giáo viên là người dân tộc thiểu số
(HBĐT) - Sáng 4/5, Sở GD&ĐT đã tổ chức giao ban trực tuyến toàn tỉnh đánh giá kết quả công tác tháng 4 và triển khai công tác trọng tâm tháng 5/2012.
(HBĐT) - Từ năm 2009 đến nay, tập thể trường THPT 19/5 (Kim Bôi) liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, chi bộ liên tục đạt TS-VM tiêu biểu. Năm 2011, trường được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Hiệu trưởng Lê Văn Vinh khẳng định: Kết quả đó đã phản ánh đúng hiệu quả của việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt là bước chuyển từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
(HBĐT) - Thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), ngành giáo dục đã lồng ghép với các phong trào thi đua “Hai tốt”, cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Gia đình nhà giáo văn hóa”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà”…