Lớp ôn khối A tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ của kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2012.

Lớp ôn khối A tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ của kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2012.

(HBĐT) - Năm học 2011 – 2012, toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh dự thi tốt nghiệp THPT, đồng nghĩa với con số đó sẽ có khoảng 9.000 hồ sơ đăng ký thi vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Ước mơ vào đại học không chỉ của riêng bản thân các em mà đó còn là niềm mong ước của cha mẹ, gia đình. Việc lo lắng trước kỳ thi là điều dễ hiểu, vì vậy, để đạt được kết quả tốt nhất trong mùa thi, sự cần cù, chăm chỉ thôi là chưa đủ mà bản thân mỗi em phải hình thành một phương pháp học tập khoa học và hiệu quả.

 

Đến trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ những ngày tháng 6, không khí ôn thi dường như càng khiến cho cái nóng của ngày hè trở nên gay gắt. Cũng như mọi năm, đầu tháng 6, nhà trường mở các lớp ôn luyện đại học, cao đẳng dành cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Năm nay, nhà trường mở 6 lớp ôn luyện các khối A, B, C và D, trung bình mỗi lớp có từ 40 – 50 học sinh, chủ yếu là học sinh của trường THPT các huyện. Đang ôn luyện lớp khối A tại trường, em Bùi Thị Mai cho biết: Thi xong tốt nghiệp THPT là gia đình đưa em lên đăng ký ôn luyện ngay tại trường. Tuy thời gian ôn luyện không được nhiều nhưng ôn thi tại đây, chúng em một lần nữa được hệ thống lại những kiến thức đã học, được thầy, cô giáo cho tiếp cận nhiều dạng đề thi tuyển sinh mà trong những năm gần đây, Bộ GD & ĐT hay áp dụng. Cùng với trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, các trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình, PTDTNT tỉnh cũng mở nhiều lớp ôn luyện đại học, cao đẳng.

 

Là một sinh viên trường Học viện cảnh sát nhân dân - Hà Nội, em Bùi Văn Hà (phường Phương Lâm – thành phố Hòa Bình) cũng từng trải qua thời kỳ ôn luyện vất vả, khó nhọc. Để có được kết quả tốt trong kỳ thi, Hà cũng có phương pháp riêng của mình, em chia sẻ: Thi đại học hay thi những môn trắc nghiệm, sức ép thời gian là áp lực rất lớn vì vậy cần phải học cách tập trung, mỗi buổi hãy làm 1 bài trắc nghiệm của 1 môn, quy định thời gian làm bài. Duy trì việc học vào mỗi buổi sáng và chiều, có thể buổi sáng học 2 tiếng, buổi chiều 2 tiếng nhưng chuỗi thời gian không được cắt ngang. Nếu bạn "tự thưởng" cho mình một ngày nghỉ ngơi, khó có thể bắt đầu trở lại. Học nhóm cũng là một biện pháp tốt. Khi học nhóm, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra một số điều mà bạn đã nhầm lẫn từ lâu. Khi thảo luận sẽ làm nhớ lâu hơn. Để bước vào kỳ thi đại học phải chuẩn bị một quá trình lâu dài, về kiến thức và kỹ năng làm bài thi. Vì vậy, những ngày cận thi thế này không nên quá lo lắng, học ngày học đêm, quên ăn uống, nghỉ ngơi vì kiến thức “nạp” cũng khó vào đầu được. Thay vào đó nên dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi, hệ thống lại những phần mình cảm nhận là còn thiếu hay chưa rõ. Trong quá trình làm bài thi cần đọc đề kỹ, sau đó cân nhắc câu nào dễ, câu nào khó, câu nào nhiều điểm, câu nào ít điểm hơn để ưu tiên làm.

 

Cô giáo Nguyễn Ngọc Xuân, giáo viên dạy toán trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ với nhiều năm kinh nghiệm ôn luyện vào đại học cho biết: Để học tốt các môn tự nhiên nói chung, cụ thể là môn toán cần phải có phương pháp học. Học là phải học hết mình, chăm chú nghe giảng vì những điều thầy giảng cho mình là những cái hay nhất, có như vậy mới tiếp thu được kiến thức một cách đầy đủ và sâu sắc. Ngoài ra nên tự lập một thời gian biểu tại nhà để ôn tập, học đến đâu làm đề cương tới đó, tạo thành một "xương sống" kiến thức. Đến khi ôn thi triển khai những phần học sẽ dễ dàng và hiệu quả. Khi làm bài thi nên làm câu một trước. Đây là câu dễ nhất nên khi mình làm câu này tốt, tâm lý dành cho những câu sau sẽ rất thoải mái. Còn những câu trắc nghiệm, không cần phải làm theo trình tự mà câu nào dễ, chắc ăn thì làm trước, câu nào khó hơn để lại, khi làm xong những câu khác dành thời gian suy nghĩ thêm rồi hãy làm. Khi làm bài thi cần đọc thật kỹ đề để tránh nhầm lẫn.

 

Cùng với đó, giáo viên có phương pháp dạy khoa học sẽ góp phần rất quan trọng vào hiệu quả học tập của học sinh. Những năm gần đây, lịch sử luôn là môn thi đạt điểm thấp nhất của khối C. Một phần nguyên nhân là do thầy, cô giáo chưa có phương pháp dạy khoa học, lôi cuốn học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thanh, giáo viên dạy môn lịch sử, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ là người có trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy cũng như thành tích. Bản thân cô luôn phải cập nhật những kiến thức trên mạng, xu hướng ra đề trong những năm gần đây để hướng dẫn cho học sinh cách tiếp cận, giải quyết đề thi theo cách mới. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên bám sát kiến thức sách giáo khoa, đồng thời cần đọc các vấn đề liên quan đến sự kiện lịch sử nhằm truyền tải cho các em kiến thức sâu rộng về một vấn đề. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên phải có những thủ thuật giúp học sinh nhớ được các mốc lịch sử, số liệu khô khan và cách lược bỏ những kiến thức không cần thiết. Với cách dạy như vậy, nhiều học sinh của cô Thanh đạt được số điểm cao trong kỳ thi đại học cũng như học sinh giỏi cấp quốc gia.

 

Cùng với những kinh nghiệm được chia sẻ, mỗi học sinh sẽ hình thành phương pháp học phù hợp với bản thân. Nếu cảm thấy phương pháp đó chưa mang đến hiệu quả, các em phải điều chỉnh, có như vậy, các em mới đạt được kết quả tốt nhất trong mùa tuyển sinh năm nay.

 

                                                                P.V

 

Các tin khác

Chất lượng đội ngũ cán bộ của các xã, thịt rấn trên địa bàn huyện Đà Bắc từng bước được nâng lên.  Ảnh: Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng lãnh đạo huyện Đà Bắc trao đổi về công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ cơ sở ở xã Trung Thành.
Các sinh viên tại FPT-Aptech. (Ảnh: FPT)
Không có hình ảnh
Học sinh trường DTNT Mường Chiềng (Đà Bắc) được quan tâm tạo điều kiện học tập tốt nhất.

Trên 3 tỷ đồng thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã, bản thuộc Chương trình 135

(HBĐT) - Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 592/QĐ-UBND phê duyệt dự toán chi tiết thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã, bản, người có uy tín trong cộng đồng thuộc Chương trình 135 với tổng số tiền 3.180 triệu đồng.

Gia đình người Dao có 3 con đều học đại học

Quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhưng vì cái nghiệp học lớn lao của con mình, gia đình anh Triệu Văn Hương vẫn quyết tâm nuôi 3 con học đại học. Gia đình anh là niềm tự hào của cả bản người Dao nơi miền sơn cước.

Nhiều ngành khoa học đìu hiu

Nhiều ngành học mang tính chất sống còn như các ngành khoa học cơ bản, khoa học nhân văn không thu hút được thí sinh trong mùa tuyển sinh năm nay

Hơn 1.000 SV bỏ học vì không có tiền đóng học phí

Bộ GD-ĐT vừa thống kê số lượng sinh viên bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Theo đó, trong 180 trường ĐH,CĐ, tổng số SV nghỉ học vì khả năng đóng học phí là 1.163 em, chiếm tỷ lệ khoảng 0,12% trên tổng số SV.

Củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao năng lực quản lý của cấp uỷ

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/3/2007 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về công tác tổ chức cán bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đội ngũ cán bộ của tỉnh đã không ngừng phát triển và trưởng thành. Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Qua quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo ngày càng được nâng cao, từng bước góp phần nâng cao năng lực quản lý của cấp ủy.

Thường trực HĐND tỉnh giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT năm học 2011-2012

(HBĐT) - Ngày 7/6, Đoàn công tác của TT HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT năm học 2011-2012 tại Sở GD&ĐT. Tham dự buổi giám sát có lãnh đạo các Ban VH-XH, KT-NS, Pháp chế (HĐND tỉnh), các sở, ngành chức năng của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục