Trường mầm non Miền Đồi (Lạc Sơn) huy động 100% số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 51,8% số trẻ được ăn bán trú.
(HBĐT) - Ở thời điểm này, Miền Đồi (Lạc Sơn) vẫn là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm 82% số hộ (850 hộ, 4.120 nhân khẩu) nhưng sự nghiệp GD&ĐT vẫn được đặt đúng tầm. Nhận thức của người dân về giáo dục đã có bước chuyển đáng kể.
Việc huy động học sinh đến lớp, đến trường, nhất là con em các hộ nghèo đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Công tác xã hội hóa được cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực như bà con đã dành hàng trăm ngày công để san đồi, tạo mặt bằng, khuôn viên cho trường tiểu học hay đào đất, san lấp để sân trường THCS thêm rộng như hiện nay. Ngành GD&ĐT huyện có nhiều giải pháp nhằm nâng tầm chất lượng các nhà trường như tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên có chất lượng cho nhà trường; sâu sát trong chỉ đạo, định hướng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng năm học. Trong phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào các trường vùng thuận lợi giúp đỡ các trường vùng khó khăn (trong đó có Miền Đồi) đã tạo nên các chất xúc tác để đội ngũ cán bộ, giáo viên nơi đây nỗ lực, phấn đấu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiện, “bức tranh” giáo dục ở Miền Đồi đã có thêm nét mới. 3 trường (mầm non, tiểu học, THCS) đã có trường, lớp khang trang với các phòng học kiên cố, bán kiên cố (12 phòng học kiên cố, 13 phòng bán kiên cố, cùng các phòng học cấp 4); các trường đã ứng dụng các tiến bộ của CNTT trong công tác. Trường mầm non có điều kiện để thu hút 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; tổ chức học bán trú cho trẻ (85 cháu, chiếm 51,8%). Theo đồng chí Bùi Văn Nhủng, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã, do có các chính sách ưu đãi phù hợp, nhất là việc điều động, tăng cường đúng giáo viên đến các trường ở Miền Đồi nên chất lượng giáo viên đã được nâng lên đáng kể. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã đáp ứng tốt nhiệm vụ dạy và học tại xã. 3 trường trên địa bàn (85 cán bộ, giáo viên) đã duy trì tốt nền nếp dạy và học; tích cực tham gia các CVĐ, phong trào thi đua do ngành phát động; chủ động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Các trường đã nêu cao công tác tự học, tự bồi dưỡng; tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các chuyên đề sinh hoạt theo cụm; hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Trường tiểu học có 8 giáo viên dạy giỏi cấp huyện; trường THCS có 4 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 3 năm gần đây, các cô: Hoàng Trang Nhung (môn lịch sử), Dương Thị Hoài (môn vật lý) và Phạm ánh Tuyết (tiếng Anh) đều đoạt giải cao tại hội thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp tỉnh. Có giải pháp đúng nên chất lượng giáo viên nơi đây được nâng lên đáng kể, số giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn ngày càng tăng. Trường tiểu học có 56% giáo viên có trình độ trên chuẩn; trường THCS có 4 giáo viên đứng lớp có trình độ đại học, 2 cán bộ quản lý có trình độ đại học; đội ngũ giáo viên mầm non cũng đang tạo được bước tiến đáng kể của mình, nhiều người đã phấn đạt chuẩn. Mỗi nhà trường đều thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của mình trong phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”. Nhiều năm liền, trường tiểu học, THCS phấn đấu trở thành trường tiên tiến cấp huyện. Năm học 2011-2012, bên cạnh duy trì học sinh đến lớp, trong đó huy động được 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp 1, trường tiểu học đã phấn đấu giảm tỷ lệ học sinh yếu, nâng chất lượng đại trà và giữ được thành tích giáo dục mũi nhọn. Trường đã có 5 học sinh giỏi cấp huyện và 14 em đoạt giải cấp huyện trong cuộc thi viết chữ đẹp. Trường THCS Miền Đồi nhiều năm duy trì được chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn. Năm học này, trường đã có trên 30% học sinh xếp loại giỏi, học sinh tiên tiến (trong tổng số 176 học sinh); 6 em lớp 9 đoạt giải học sinh giỏi cấp huyện và 2 em đã đoạt giải nhì môn lịch sử tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (em Bùi Thị Nhận, Bùi Thị Dự). Trong cố gắng chung của toàn huyện, trường mầm non đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc Miền Đồi được công nhận phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi trong năm học 2011-2012. Miền Đồi chưa hết khó khăn, nhưng “bức tranh” giáo dục nơi đây đã sáng lên những “gam màu” tươi sáng.
Bùi Huy
(HBĐT) - Thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, thời gian qua, ngành GD-ĐT đã tập trung xây dựng quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ hóa, chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm tăng số lượng, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học, bậc học.
(HBĐT) - Năm học 2011 – 2012, huyện Đà Bắc có 65 trường, trong đó 20, trường mầm non, 24 trường tiểu học, 17 trường THCS và 4 trường PTCS với 10.583 học sinh theo học, trong đó, học sinh dân tộc chiếm tỷ lệ 89%. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đà Bắc đang từng bước triển khai có hiệu quả công tác giáo dục dân tộc nhằm tạo cơ hội học tập tốt hơn cho các em học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 592/QĐ-UBND phê duyệt dự toán chi tiết thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã, bản, người có uy tín trong cộng đồng thuộc Chương trình 135 với tổng số tiền 3.180 triệu đồng.
Quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhưng vì cái nghiệp học lớn lao của con mình, gia đình anh Triệu Văn Hương vẫn quyết tâm nuôi 3 con học đại học. Gia đình anh là niềm tự hào của cả bản người Dao nơi miền sơn cước.
Nhiều ngành học mang tính chất sống còn như các ngành khoa học cơ bản, khoa học nhân văn không thu hút được thí sinh trong mùa tuyển sinh năm nay
Bộ GD-ĐT vừa thống kê số lượng sinh viên bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Theo đó, trong 180 trường ĐH,CĐ, tổng số SV nghỉ học vì khả năng đóng học phí là 1.163 em, chiếm tỷ lệ khoảng 0,12% trên tổng số SV.