Thầy và trò của trường PTDT bán trú THCS Đồng Nghê trong một buổi trao đổi về bài vở sau giờ học.

Thầy và trò của trường PTDT bán trú THCS Đồng Nghê trong một buổi trao đổi về bài vở sau giờ học.

(HBĐT) - Nếu không có lớp bán trú dân nuôi, hàng ngày, các em: Đặng Văn Bình, Đặng Thị Huyền ở xóm Đăm, Lý Văn Hồng, Lý Văn Sang ở xóm Lài, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) phải dậy và đi học từ trước 5 giờ sáng. Đã thế, vào ngày mưa, gió, mùa đông, quãng đường rừng từ 7-9 km ấy rình rập những ẩn hoạ: đá lăn, đất lở, rắn, rết... Việc đi về là cả một hành trình khó khăn. Các em Bùi Văn Toản ( lớp 6), Bùi Văn Thân (lớp 7) ở xóm Săng Trệch (xã Vầy Nưa) cũng khó qua sông hồ bằng thuyền bè mỗi ngày. Ngày mưa bão, thuyền nhỏ, gió to, bàn tay của các em không thể chèo chống nổi. Cũng vì thế, khi các em về học ở trung tâm xã theo mô hình bán trú dân nuôi, nhiều bậc phụ huynh đã thở phào nhẹ nhõm: thế là không còn lo nơm nớp chuyện con vượt đồi, vượt sông đến trường nữa. Vấn đề là các gia đình lo liệu đủ lương thực cùng các nhu yếu phẩm khác để các em yên tâm học tập. Cũng vì thế, tình trạng bỏ học cũng đã từng bước được giải quyết tốt. Nhịp sống, học tập thường ngày...

 

Ở bậc THCS, hiện, Đà Bắc có 7 trường có học sinh ở bán trú theo mô hình bán trú dân nuôi với số lượng trên dưới 300 học sinh. Đó là các trường PTCS Suối Nánh, THCS Đồng Chum, THCS Tân Minh, THCS Cao Sơn, THCS Tiền Phong, THCS Đồng Nghê và Vầy Nưa. Trong số này, chỉ có 3 trường học có nhà bán trú được xây dựng từ cấp 4 trở lên (Đồng Nghê, Cao Sơn, Vầy Nưa...). Có được mô hình này là sự cố gắng, quyết tâm của các bậc phụ huynh và các em học sinh các xã vùng cao, vùng lòng hồ. Trường THCS Đồng Nghê thực hiện mô hình bán trú dân nuôi từ năm học 2006 - 2007. Năm học 2012 - 2013, số học sinh bán trú của trường có 71 em/108 học sinh toàn trường. Thầy Nguyễn Đức Trung chia sẻ: Mô hình này đã giúp xã và nhà trường duy trì được sĩ số học sinh THCS trong độ tuổi đến trường, góp phần vào PCGD THCS của xã. Cùng với việc tạo điều kiện cho các em không phải đi lại vất vả còn giúp các em nâng dần về chất lượng học tập. Nhằm từng bước tạo nên nền nếp học tập, sinh hoạt của 1 trường bán trú dân nuôi, năm học này, trường đã thành lập ban quản lý bán trú và có kế hoạch hoạt động cụ thể quản lý các em học bài ở nhà buổi chiều và buổi tối. Nhà trường đã phối hợp cùng xã làm bếp, làm đường nước sạch cho các em. Dẫu không phải là trường PT DTNT, nhưng các thầy, cô giáo như: Đỗ Công Bình, Lý Thu Hà...thường xuyên gần gũi trao đổi với các em không chỉ nội dung bài học mà cả các nội dung khác như kỹ năng sống trong môi trường tập thể, những vấn đề quan tâm khi ở tuổi mới lớn... Trong ngôi nhà bán trú còn chật chội (7 phòng bán trú, mỗi phòng từ 10-12 em), cuộc sống ăn uống đạm bạc (mỗi ngày, mỗi em chi vào 12.000 đồng/2 bữa với thức ăn chủ yếu là: đu đủ, rau, mắm, muối mang từ nhà vào ngày cuối tuấn) nhưng các em vẫn luôn đoàn kết, chăm ngoan, bảo ban nhau đừng bỏ học để không phụ lòng tin của thầy, cô. Chia sẻ với những khó khăn thường nhật của các em, Trường THCS Đồng Nghê đã xây dựng quỹ tình thương: mỗi tháng CBGV, CNV ủng hộ 20.000 đồng (16 người). Với số tiền 320.000 đồng, sẽ dành để cải thiện thêm cho bữa ăn của các em. Năm học này, trường THCS Vầy Nưa có 67/128 học sinh  ở bán trú (7 phòng ở bán trú). Nhà trường đã cử giáo viên trực hàng ngày cùng quản trú để học sinh yên tâm học tập trên lớp, tại phòng (chiều và tối). Mô hình bán trú dân nuôi tự cung, tự cấp, tự nấu ăn trong điều kiện có thể... Các em đã từng có những hy vọng về một ngày nào đó được quan tâm, tạo điều kiện hơn về nhiều mặt...

 

 

 Niềm vui và những trăn trở...

 

Tại thời điểm này, chỉ có trường THCS Đồng Nghê và trường THCS Vầy Nưa có đủ điều kiện để thành lập trường PTDT bán trú. Cũng vì vậy, với những nỗ lực từ nhiều phía, ngày 27/7/2012, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc đã có quyết định số 890 về việc thành lập trường PTDT bán trú THCS Đồng Nghê và THCS Vầy Nưa. Tin tốt lành này đã làm nức lòng các bậc cha mẹ và học sinh bán trú 2 trường. Đây sẽ là động thái mới thiết thực nhằm nâng tầm chất lượng mô hình bán trú dân nuôi. Tuy nhiên, sau từng ấy thời gian, đến nay thấy rằng, ngoài việc đã, đang tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất (san ủi, mở rộng trường THCS Vầy Nưa), những chế độ, chính sách kèm theo cho các em ở 2 trường vẫn chưa có là bao. Hiện nay, việc ăn ở của các em vẫn hết sức tạm bợ, chật chội; cuộc sống sinh hoạt, bán trú của các em khá nhếch nhác. Giường nằm của học sinh đã cũ, nát; việc đun nấu một chỗ nhưng “hun” khói tất cả các phòng; phòng ở chật chội, chất lượng bữa ăn còn chưa bảo đảm... Các em đang “thiếu” nhiều thứ của cuộc sống bán trú như tủ thuốc bán trú, công trình phụ trợ đi kèm. Hiện nay, ở trường Đồng Nghê, 10 em có nhu cầu ở bán trú nhưng do thiếu các điều kiện như về chỗ ăn, ngủ nên số này phải “tá túc” tạm bợ bên ngoài, hoặc phải đi về mỗi ngày. Theo thầy Văn Chung (Vầy Nưa) và thầy Nguyễn Văn Trung, nhà trường và các em học sinh rất mong các cấp, các ngành hữu quan quan tâm đến chế độ cho học sinh bán trú theo Quyết định số 85/ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú và trường PTDT bán trú (được hưởng 40% mức lương tối thiểu) cùng các hạng mục hỗ trợ khác như giường nằm, công trình phụ (nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ăn...). Nếu thực hiện được chế độ đó, học sinh bán trú 2 trường sẽ đỡ đi nhiều  khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt; tạo thêm động lực để các em học tập, rèn luyện.

 

 

                                                                                    Bùi Huy

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục