Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh trao đổi, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non xã Pà Cò (Mai Châu).

Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh trao đổi, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non xã Pà Cò (Mai Châu).

(HBĐT) - Từ các phong trào “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”, “Tiếng trống khuyến học” “ Ba đỡ đầu” (đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó, đỡ đầu học sinh giỏi và đỡ đầu học sinh khuyết tật vươn lên)... Xã Pà cò (Mai Châu) đã từng bước xây dựng một xã hội học tập ngay từ mỗi gia đình, dòng họ.

 

Từ suy nghĩ “dù đói cơm nhưng nhất định không để con em đói chữ” nên những năm qua, xã Pà Cò luôn coi trọng công tác khuyến học. Coi đây là cơ sở, nền tảng để thúc đẩy phong trào học tập trong cộng đồng dân cư, mỗi dòng họ và trong từng gia đình. Đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: Xã hiện có 560 hộ dân với 2.793 nhân khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc Mông chiếm trên 90%. Mặc dù KT -XH và đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng cấp uỷ, chính quyền và nhân dân thường xuyên quan tâm tới công tác khuyến học, khuyến tài. Xã có 4 trường học, gồm 1 trường dân tộc nội trú liên cấp I - II, 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS với tổng số 967 học sinh. Từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, Hội Khuyến học xã đã tổ chức thực hiện một cách hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài. Theo đó, Hội Khuyến học xã và các chi hội khuyến học ở các xóm kết hợp với các nhà trường tập trung làm tốt công tác quản lý, rèn luyện, giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống cho con em. Đồng thời, xây dựng nền nếp chuyên cần trong học tập; xây dựng, thúc đẩy phong trào học tập trong cộng đồng với các mô hình “Dòng họ khuyến học”, “Gia đình khuyến học”; tổ chức cho các hộ ký cam kết không để con em bỏ học... Nhờ vậy, đến nay, hầu hết trẻ em ở xã Pà Cò trong độ tuổi đều đến trường. Kể cả những gia đình  hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn phát huy truyền thống giáo dục của dòng họ, gia đình tạo mọi điều kiện để con em được đến trường, đến lớp, không bỏ dở chuyện học hành.

 

Đồng chí Sùng A Vờ, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Pà Cò cho biết: Ngoài vận động các gia đình, dòng họ tạo điều kiện cho con em được đến trường đầy đủ, chi hội khuyến học các nhà trường và các xóm trong xã thường xuyên động viên, khen thường kịp thời học sinh nghèo vượt khó, học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, các thầy, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục, giảng dạy... Từ  đó đã khuyến khích, động viên và thúc đẩy phong trào khuyến học ở xã. Điều đó được thể hiện bằng việc toàn xã đã có 31 hộ gia đình được tặng danh hiệu “Gia đình khuyến học”, 8 dòng họ khuyến học 5 năm liền (2011 - 2016). Tính từ năm 2011 đến nay, cả xã đã có 60 học sinh là con em đồng bào dân tộc Mông thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học.

 

Hoạt động khuyến học ở xã Pà Cò những năm qua không chỉ dừng lại ở phong trào khuyến học mà nó còn được thực hiện hiệu quả trong cả các hoạt động hỗ trợ giáo dục với sự tham gia tích cực của các gia đình, dòng họ ở các xóm Xà Lĩnh I, Pà Háng lớn, Chà Đáy với các dòng họ Sùng, Tràng, Mùa... Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng trong 5 năm qua, Hội Khuyến học xã Pà Cò đã quyên góp ủng hộ được gần 220 triệu đồng, vận động nhân dân hiến gần 400 m2 đất để xây dựng trường lớp. Điển hình như gia đình ông Tràng A Pủa, xóm Xà Lĩnh đã hiến 195 m2 đất, gia đình ông Mùa A Chếnh hiến 81m2, gia đình ông Mùa A Pua ở xóm Pà Háng Lớn hiến 110 m2 đất để xây dựng phòng học, làm sân chơi. Ngoài ra còn có gia đình ông Sùng A Giống đã hỗ trợ 35 triệu đồng để làm đường vào chi trường tiểu học xóm Pà Háng; gia đình ông Tràng A Khai hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng tường bao chi trường tiểu học Xà Lĩnh; gia đình ông Mùa A Tồng ở Pà Háng Lớn hỗ trợ san nền, mua đá, xi măng xây dựng chi trường mầm non xã với tổng trị giá gần 40 triệu đồng...

 

Có thể nói, từ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ tích cực của các gia đình, dòng họ đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở xã Pà Cò những năm qua. Đây cũng chính là tiền đề, động lực để phong trào giáo dục ở Pà Cò tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

 

                                                                       

 

                                                                         Mạnh Hùng

 

 

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục