(HBĐT) - Hiện nay, thực phẩm ở chợ rất đa dạng, phong phú. Thực phẩm chín, thực phẩm tươi sống đáp ứng nhu cầu của người nội trợ. Tuy nhiên, có thực trạng là thừa hàng, thiếu niềm tin khi ra chợ, nhiều người luôn đặt câu hỏi nên ăn gì cho an toàn?


Các loại rau xanh được bày bán ở chợ nhưng ít người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc xuất xứ. ảnh chụp tại chợ Nghĩa Phương, thành phố Hòa Bình.

Đi chợ mua thức ăn, chị Nguyễn Lan ở phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình chia sẻ: Là người nội trợ tôi thấy mấy năm gần đây thực phẩm rất đa dạng, có nhiều nguồn hàng từ các nơi đổ về thành phố. Từ những sản phẩm chăn nuôi, sản xuất công nghiệp đến sản phẩm đặc sản có khi chỉ ở rừng mới có. Tuy vậy, để lựa chọn thực phẩm cũng phải đau đầu. Tôi nghe, xem nhiều phương tiện thông tin đại chúng về những vụ ngộ độc thực phẩm, vụ việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn nên nhìn những mớ rau tươi non, thịt ngoài chợ đẹp mắt nhưng không biết chất lượng thế nào. Với rau thì sợ dùng thuốc, nhiễm kim loại, chất kích thích để rau xanh và non. Thịt thì sợ có chất cấm, kháng sinh, hải sản thì sợ ngâm thuốc cho tươi… Do vậy, lựa chọn của tôi là tìm đến những người quen biết cung cấp sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ. Thịt lợn phải có kiểm định, rau biết nơi trồng, cá biết nơi nuôi và đánh bắt…

Không chỉ chị Lan mà nhiều bà nội trợ cũng đau đầu lựa chọn thực phẩm. Họ có thể chọn được người kinh doanh quen biết nhưng không thể biết được người sản xuất như thế nào? Chị Bùi Thị Ngọc ở phường Thịnh Lang chia sẻ: Ra chợ mua thực phẩm chỉ khuất mắt trông coi. Nhiều chợ điểm chế biến, mua bán ngay tại cống, rãnh, khu để rác có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn. Có lần tôi mua rau của người quen nhưng khi về ăn thấy đau bụng âm ỉ cả ngày. Ra hỏi thì người bán hàng chỉ biết lấy một mối hàng ở huyện mang ra. Họ cũng không biết được người sản xuất như thế nào. Sau lần đó, tôi quyết tâm dành ít không gian ở nhà tự trồng rau ăn.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản cho biết: Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã thanh, kiểm tra và tiến hành xét nghiệm 31 mẫu thực phẩm tươi sống. Qua đó cho thấy, phần lớn người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống đã thay đổi nhận thức nên ít vi phạm. Những năm trước, sản phẩm như thịt lợn, cá phát hiện sử dụng chất cấm, tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi, rau còn chất diệt cỏ… Nhưng năm nay không phát hiện mẫu cá, thịt lợn nào sử dụng chất cấm, tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi.

Tuy nhiên, trong 31 mẫu xét nghiệm thì phát hiện 2 mẫu rau ở chợ Bóp, huyện Cao Phong nhiễm kim loại nặng. Nguyên nhân là do đã bị nhiễm từ đất. Qua quá trình canh tác, kim loại nặng tồn dư trong đất nên người trồng không biết. Do vậy, người tiêu dùng cần chọn lựa rau ở vùng được tỉnh, huyện quy hoạch và biết rõ nguồn gốc, xuất xứ. Người canh tác cần tìm hiểu rõ đất của mình nằm trong vùng quy hoạch trồng rau hay không hoặc đi xét nghiệm đất trước khi trồng rau.

                                                                   

                                                                              Lâm Đức

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục