(HBĐT) - Tính đến hết tháng 6/2018, toàn tỉnh có trên 808 nghìn người tham gia BHYT, tăng trên 28 nghìn người (6,5%) so với cùng kỳ năm 2017, đạt tỷ lệ bao phủ 95,7% dân số, vượt 3,4% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là tỷ lệ bao phủ giữa các vùng, nhóm không đồng đều, nhất là nhóm BHYT theo hộ gia đình chỉ đạt khoảng 10%.


Cán bộ ngành BHXH tỉnh phát tờ rơi tuyên truyền nhân dân xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) về chính sách mới của BHXH, BHYT.

 

Là tỉnh miền núi, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước quan tâm nên nhiều đối tượng được Nhà nước cấp thẻ BHYT. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính sách đã thay đổi. Theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/ 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, Quyết định số 582/QĐ-TTg về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn xã khu vực 1, 2, 3 thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, theo 2 quyết định này, nhiều xã, xóm vùng 3 chuyển thành vùng 1, 2. Từ một xã có nhiều đối tượng được Nhà nước cấp, hỗ trợ mua thẻ thì nay chuyển thành đối tượng mua thẻ tự nguyện theo hộ gia đình. Do vậy, tỷ lệ bao phủ thẻ của nhiều xã, huyện giảm. Nhiều xã đến nay tỷ lệ bao phủ BHYT rất thấp. Có những xã dưới 50% dân số như: Xăm Khòe (48,77%), Chiềng Châu (49,80%) ở huyện Mai Châu. Đây là thách thức đối với các cấp, ban, ngành trong khi vận động nhân dân tự bỏ tiền tham gia BHYT. Có những xã 3 năm liền tập trung vận động, tuyên truyền nhưng người dân vẫn không tham gia BHYT như xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn. Sau khi Quyết định số 1049/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, xã Yên Quang còn khoảng 50% người tham gia BHYT. Tuy nhiên, sau 3 năm, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động người dân vẫn không tham gia. Tính đến thời điểm này, tỷ lệ bao phủ BHYT của xã chỉ đạt trên 51%.

Theo đánh giá của ngành BHXH: nguyên nhân do người dân chưa nhận thức đầy đủ về chính sách BHYT cũng như trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, xã hội dẫn đến chưa tích cực tham gia. Bên cạnh đó, do kinh tế của đại bộ phận gia đình gặp khó khăn, thu nhập không ổn định nên không đủ đóng một lúc cho tất cả các thành viên trong gia đình. Một bộ phận người dân có thu nhập khá nhưng không muốn tham gia BHYT, khi có nhu cầu thì đi khám, chữa bệnh dịch vụ. Nhiều hộ gia đình trông chờ, ỷ lại Nhà nước sẽ có cơ chế hỗ trợ hoặc cấp không thẻ BHYT.

Có thể nói, hình thức tham gia BHYT theo hộ gia đình là một trong những mấu chốt quan trọng tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân. Ngoài nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ở các tuyến, chuẩn hóa đội ngũ y, bác sĩ tuyến cơ sở… theo ông Nguyễn Hồng Hùng, Giám đốc BHXH huyện Kỳ Sơn, để tăng được nhóm hộ gia đình tham gia BHYT thì phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tận cơ sở. Đổi mới nội dung tuyên truyền phù hợp với mọi lứa tuổi, tầng lớp và đưa nhiều tình huống, dẫn chứng sát thực tế. Đồng thời cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT. UBND xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến tận xóm, hộ gia đình. Chung tay vận động, giúp đỡ các hộ khó khăn. Các chi bộ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, nêu cao ý thức tự giác từ đảng viên. Tất cả đảng viên ở chi bộ đều phải tham gia bằng mọi hình thức.

Cùng chung quan điểm với ông Nguyễn Hồng Hùng, bà Hà Thị Dương, Giám đốc BHXH huyện Mai Châu cho rằng: Cần tăng cường thêm tuyến cơ sở từ việc điều tra, lập danh sách, tìm hiểu gia cảnh… có hình thức tuyên truyền, vận động người dân hợp lý để tham gia BHYT. Mỗi hộ gia đình cần thấy rằng việc tham gia BHYT là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi người.

Việt Lâm


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục