(HBĐT) - Họ sẵn sàng trực ngày đêm để kiểm soát dịch bệnh vào địa bàn, vào khu cách ly, điều trị tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân… để cộng đồng an toàn trước đại dịch Covid-19. Đó là những "thiên thần” áo trắng trên tuyến đầu chống dịch.


Các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19.

Ngay từ những ngày đầu có dịch, tất cả các đường giao thương với địa bàn tỉnh được thành lập chốt kiểm dịch. Ngoài lực lượng liên ngành thì độ ngũ y, bác sỹ ở đây trực 24/24h để kiểm soát người ra vào địa bàn. Bác sỹ Nguyễn Thanh Tân, Trưởng  trạm y tế xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) cho biết: Trạm hiện có 7 người, trong cao điểm phòng, chống dịch, cán bộ của trạm hầu như không có ngày nghỉ, thường xuyên tăng ca trực tại trạm. Ngoài duy trì công tác chuyên môn, trạm tích cực phòng, chống dịch Covid-19, cố gắng không để dịch xảy ra trên địa bàn. Mỗi ngày, tại chốt có khoảng 400 - 500 lượt người, phương tiện vào địa bàn tỉnh. Đợt đó ở Hà Nam là địa bàn có dịch nên việc kiểm soát thực hiện nghiêm túc. Tùy theo lực lượng của các ngành để phân ca trực. Như đối với ngành Công an, mỗi ngày đêm chia làm 4 ca, ngành Y tế 2 ca, Ban CHQS huyện 3 ca, Thanh tra giao thông 2 ca. Ngoài việc kiểm tra thân nhiệt, chúng tôi tuyên truyền đến người dân hạn chế ra ngoài nếu không thực sự cần thiết, ra đường phải mang khẩu trang. Chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo huyện thường xuyên đến động viên. 

Trong công tác phòng dịch, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng là lực lượng quan trọng và vất vả nhất. Ngay từ những ngày đầu, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Sở Y tế) luôn theo dõi diễn biến, triển khai các biện pháp phòng dịch từ xa. Đồng chí Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Từ khi có dịch, công việc của cán bộ khoa gấp nhiều lần ngày thường. Chuyện làm thông ca, nửa đêm mới về nhà không phải là lạ nữa. Mỗi khi có đoàn cách ly về đêm, cán bộ trực đón kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, làm hồ sơ, báo cáo… gần sáng mới xong. 15 cán bộ của Khoa mấy tháng nay lúc nào cũng căng mình làm để đáp ứng được công tác phòng dịch. Mỗi khi có tin báo có người từ vùng dịch về có biểu hiện của bệnh thì phải chủ động điều tra dịch tễ, bám sát địa bàn nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm, trường hợp nghi ngờ do tiếp xúc gần; điều tra dịch tễ các trường hợp nghi nhiễm; tiến hành giám sát, khoanh vùng gọn và phòng dịch kịp thời.

Bác sỹ chuyên khoa I Hà Lê Cường, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Từ tháng 7, khoa tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19 để điều trị. Đây là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn. Do vậy, chúng tôi đề nghị nhân viên y tế tuyệt đối tuân thủ việc khử khuẩn, chăm sóc tại giường, quản lý mầm bệnh trong phòng cách ly. Việc chăm sóc, nghỉ ngơi được tổ chức ngay tại khoa cùng với bệnh nhân. Đối với y, bác sỹ không trong ca trực phải ở lại khoa mang đồ bảo hộ, khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. Trong những ngày điều trị, thời tiết luôn nắng nóng nên chỉ mặc bộ bảo hộ vào một lúc là mồ hôi ra rất khó chịu. Không chỉ mặc cả ca trực 8 tiếng đồng hồ, mà các y, bác sỹ, điều dưỡng phải mặc 24/24h để phòng tránh bệnh. Nhưng đây là điều trị cho bệnh nhân nguy cơ lây nhiễm cao nên mọi quy trình phải tuân thủ nghiêm ngặt. Với mỗi bệnh nhân, khi bị mắc bệnh có tâm lý lo lắng, hoảng loạn sợ bị kỳ thị. Ngoài thực hiện đúng phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp… thì bác sỹ, điều dưỡng phải là người bạn, người đồng hành với người bệnh để chiến đấu với dịch bệnh và trấn an tâm lý cho người bệnh. Khi ra viện, nhiều bệnh nhân cảm động  viết thư cảm ơn các y, bác sỹ. Những lời động viên chân thành của họ giúp chúng tôi có động lực, thêm vững tin trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19.
 

Việt Lâm


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục