Cán bộ trạm thú y tiêm vắc xin LMLM cho đàn gia súc tại xã Bắc Phong (Cao Phong).

Cán bộ trạm thú y tiêm vắc xin LMLM cho đàn gia súc tại xã Bắc Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Là huyện đầu tiên trong tỉnh ghi nhận có dịch LMLM trên đàn gia súc, hiện nay, 8/13 xã, thị trấn của huyện có trâu, bò nhiễm bệnh. Huyện đang tích cực đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch, nỗ lực giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do dịch LMLM gây ra.

 

Tính đến hết ngày 19/1, huyện Cao Phong đã có 301 con trâu, bò nhiễm bệnh. Việc khoanh vùng, dập dịch đang là yêu cầu cấp bách với toàn huyện. Những ngày qua, cùng với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện, trạm thú y Cao Phong đang dốc toàn lực cho công tác phòng chống và dập dịch. Theo đó, Trạm đã ứng của Chi cục Thú y 7.000 liều vắc xin LMLM tuyp O và 127 lít thuốc khử trùng tiêu độc.

 

Từ 7h sáng, mặc cho thời tiết rét đậm, rét hại, mưa mỗi lúc một dày hạt, đoàn cán bộ của trạm thú y vẫn xuống địa bàn tiêm vac xin cho đàn gia súc nhằm bao vây, khoanh vùng dịch. Tính đến ngày 20/1, Trạm đã hoàn thành tiêm vắc xin cho đàn gia súc trên địa bàn thị trấn Cao Phong và 2 xã Đông Phong, Bắc Phong. Dự kiến đến ngày 29/1 sẽ hoàn thành việc tiêm vac xin cho đàn gia súc trong toàn huyện. Ông Bùi Văn Thảnh, phó trạm trưởng Trạm thú y huyện Cao Phong cho biết: Những ngày qua, ngành thú y huyện đã dốc toàn lực cho công tác phòng - chống và dập dịch. Theo đó, lực lượng thú y phun thuốc khử trùng, tiêu độc tại các ổ dịch và khu vực chung quanh; phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức họp dân để hướng dẫn cách phòng chống dịch; nghiêm cấm  buôn bán, giết mổ và vận chuyển gia súc cảm nhiễm với bệnh LMLM  ra vào vùng dịch...

 

Bên cạnh đó, Trạm còn thường xuyên cử cán bộ xuống địa bàn, cùng cán bộ thú y cơ sở hướng dẫn những hộ có trâu, bò mắc bệnh cách chăm sóc, phòng chống bệnh nhiễm trùng kế phát trên đàn gia súc. Cho đến nay, nhiều con trâu, bò đã có chuyển biến tốt.

 

Thị trấn Cao Phong có tổng đàn trâu, bò 192 con. Do tập quán chăn thả rông, chỉ sau 1 tuần từ khi khởi phát dịch LMLM (ngày 14/1), thị trấn đã có 43 con trâu, bò nhiễm bệnh. Gia đình chị Phạm Thị Hoa (Khu 9- thị trấn Cao Phong) có 11 con bò thì tất cả nhiễm bệnh. Chị chia sẻ: Sau khi báo với chính quyền và cán bộ thú y cơ sở, tôi được hướng dẫn cách chăm sóc cho trâu, bò bằng những phương pháp rất đơn giản như: dùng quả chua, chát  đem đun lấy nước hoặc lau trực tiếp vào chỗ nhiễm bệnh của trâu, bò; phun thuốc khử trùng tiêu độc ngày 2 lần; cho ăn lá mềm, bổ sung chất tinh, tiêm thuốc kháng sinh đề phòng bệnh kế phát. Đến nay, đàn bò của gia đình đã có chuyển biến đáng kể, không còn chảy dãi, vết lở loét ở chân đã dần lành lại…

 

Áp dụng những cách làm đơn giản kể trên, không chỉ đàn gia súc của gia đình chị Hoa mà của nhiều hộ khác như gia đình các ông Bùi Văn Phương, Quách Mạnh Thường… cùng ở xóm 9 (thị trấn Cao Phong) đã có chuyển biến tích cực. Có được kết quả đó phải kể đến nỗ lực không chỉ của ngành thú y huyện, cơ sở mà còn là sự đồng thuận từ phía người dân.

 

Tuy nhiên, phải khẳng định công tác phòng chống dịch ở Cao Phong vẫn còn cái “khó”. Muốn 1 con gia súc (từ 1,5 tháng tuổi trở lên) có sức đề kháng để miễn dịch LMLM  thì phải tiêm đủ 3 chủng loại vắc xin, tương đương khoảng 20.000 đồng/con (chưa kể tiền công tiêm). Số tiền trên không phải là lớn, không ít nhưng do không hiểu rõ lợi ích của việc tiêm phòng cho đàn gia súc nên người dân còn khá thờ ơ. Thực tế ở Cao Phong cho thấy, việc tuyên truyền cho người dân hiểu về lợi ích của tiêm vac xin đang là vấn đề đặt ra với không chỉ ngành thú y.

 

 

                                                                                        Hải Yến

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục