Cập nhật mới nhất của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 23.353 trường hợp mắc tay chân miệng (TCM) tại 49 địa phương, trong đó số tử vong đã lên đến 70 trường hợp tại 15 tỉnh/thành.

 

Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên hôm qua, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tỏ ra lo ngại: "Mặc dù số mắc đã chững lại trong 3 tuần qua nhưng số mắc mới ghi nhận vẫn ở mức cao. Chúng tôi cũng lo ngại dịch sẽ còn tăng cao khi kết thúc nghỉ hè, các trẻ tập trung vào năm học mới".

 

Ông Nguyễn Văn Bình

Bất thường

Thưa ông, TCM có phải là dịch bệnh mới tại VN không?

Tại VN các trường hợp mắc TCM với những tai biến nặng được biết nhiều hơn kể từ 2003. Khi đó, ngoài các ca TCM rải rác đã xuất hiện một số trường hợp viêm não cấp liên quan đến TCM tại TP.HCM được báo cáo. Các năm tiếp sau đó, số mắc TCM được báo cáo có xu hướng tăng, đến năm 2008 ghi nhận trên 10.000 ca. Khi đó, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị bệnh. Trong khoảng 3 năm qua, kể từ 2008 mỗi năm ghi nhận khoảng 10.000 - 15.000 ca TCM với 20-30 ca tử vong. Trước diễn biến dịch có chiều hướng phức tạp, Bộ Y tế đã đưa TCM vào danh sách dịch phải báo cáo hằng tuần.

Trong năm nay, số mắc được báo cáo đã cao hơn rất nhiều. Tuần cao điểm, số mắc lên đến 2.300 ca. Trong tuần gần đây có xu hướng giảm hơn nhưng vẫn ở mức cao với 1.800-1.900 ca mắc mới/tuần.

Theo ông, đâu là nguyên nhân tăng cao bất thường như vậy? Vì sao dịch tập trung tại một số tỉnh phía Nam?

Thực ra, để đánh giá chính xác nguyên nhân của tình trạng tăng cao bất thường, đánh giá được chu kỳ dịch cần có thời gian và các nghiên cứu đầy đủ hơn. Chúng tôi vẫn liên tục cập nhật thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và được biết đây là xu hướng chung, vì tại nhiều nước cũng từng ghi nhận số mắc rất cao trong khi lại chưa có các yếu tố khẳng định nguyên nhân. Cho đến thời điểm này, các khuyến cáo được đưa ra là: khí hậu tại các nước nhiệt đới, đặc biệt vào mùa mưa là thuận lợi cho TCM gia tăng. 

 

Nguyên tắc chung vẫn là điều trị các triệu chứng chứ chưa có thuốc diệt vi-rút. Bởi vậy, khi có bệnh dù là người lớn, và đặc biệt lưu ý ở phụ nữ có thai, trẻ em đều cần được đến cơ sở y tế khám chỉ định phù hợp.

Trong nước, số mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam cũng chỉ có thể nhận định: do điều kiện thuận lợi hơn cho vi-rút phát triển lây lan. Nhưng cũng cần lưu ý, các yếu tố về điều kiện sống, môi trường như vệ sinh kém (vì vi-rút gây bệnh chủ yếu là vi-rút đường ruột, lây đường phân miệng) cũng khiến TCM lây lan dễ dàng hơn. Bởi vậy, các địa phương đều phải chủ động chống dịch.

Phác đồ điều trị TCM mới nhất do Bộ Y tế ban hành chỉ chú trọng đến các bệnh nhân trẻ em trong khi gần đây đã xuất hiện các ca TCM là người lớn, trong đó có thông tin một bệnh nhân 21 tuổi ở An Giang đã tử vong? TCM ở người lớn và biến chứng nặng có phải là bất thường không, thưa ông?

Các báo cáo cho thấy số mắc hầu hết là trẻ em, các ca bị tai biến nguy hiểm và tử vong cũng hầu như mới ghi nhận ở trẻ em. Tại thời điểm này, 96% các ca tử vong là trẻ dưới 5 tuổi. Có thể, đó là lý do được chú trọng khi xây dựng phác đồ điều trị. Phác đồ này do Cục Quản lý khám chữa bệnh làm đầu mối, nhưng theo tôi hiểu nguyên tắc chung vẫn là điều trị các triệu chứng chứ chưa có thuốc diệt vi-rút. Bởi vậy, khi có bệnh dù là người lớn, và đặc biệt lưu ý ở phụ nữ có thai, trẻ em đều cần được đến cơ sở y tế khám chỉ định phù hợp.

Thực ra, các ca bệnh ở người lớn cũng từng ghi nhận chứ không chỉ riêng năm nay. Nhưng đúng là số mắc ở người lớn rất ít và hầu như ít có các biến chứng nặng. Cho đến chiều nay (28.7 - PV), chúng tôi chưa nhận được báo cáo chính thức về trường hợp bệnh nhân người lớn tử vong do TCM. Nhưng nếu được khẳng định việc tử vong do TCM ở người lớn thì đó sẽ là yếu tố cần được chú trọng hơn trong việc đưa ra các khuyến cáo về dự phòng, điều trị cũng như kiến thức phòng bệnh trong cộng đồng.

Tiếp tục tăng cao

TCM hiện không có vắc-xin phòng ngừa. Việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào đảm bảo vệ sinh trong ăn uống; vệ sinh khử khuẩn nhà cửa, môi trường bằng Chloramine B (hóa chất do Nhà nước phát).

BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, hướng dẫn cách pha Chloramine B để vệ sinh, khử khuẩn như sau: Nếu vệ sinh hằng ngày (lau sàn nhà, các vật dụng, đồ chơi trẻ...) thì pha 2 gr Chloramine B trong 1 lít nước; nếu khử khuẩn mỗi tuần thì pha 5 gr Chloramine B trong 1 lít nước; nếu nhà có trẻ mắc bệnh thì pha 20 gr Chloramine B trong 1 lít nước để khử khuẩn. Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại hóa chất khử khuẩn khác (người dân phải tự mua) thì pha chế theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn, hay chăm sóc trẻ... là rất quan trọng trong phòng tránh TCM. Chỉ cần rửa bằng xà phòng diệt khuẩn.

Thanh Tùng

Ông có thể đưa ra nhận định về diễn biến dịch thời gian tới?

Theo giám sát dịch các năm trước, TCM tăng cao trong các tháng 9-10-11. Thêm nữa, sắp vào năm học với môi trường tập thể là thuận lợi cho dịch gia tăng. Bởi vậy, Bộ Y tế cũng đã phối hợp Bộ Giáo dục - Đào tạo trong phòng chống dịch. Với các diễn biến hiện nay và dự báo thì dịch đáng lo ngại. Xu hướng giảm chưa cho phép chúng ta yên tâm vì số mắc mới vẫn cao, số tử vong vẫn tiếp tục thêm trong tuần gần đây.

Qua các đợt kiểm tra, ông có cho rằng số mắc tăng cao còn do việc ứng phó với dịch chưa hiệu quả?

Hiện nay toàn bộ 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và các tỉnh miền Trung: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống TCM 6 tháng cuối năm. Riêng "điểm nóng" là TP.HCM đã liên tục cử 6 đoàn đi kiểm tra, giám sát dịch tại 24 quận, huyện. Bộ Y tế cũng đã thành lập 11 đoàn, (tăng thêm 7 đoàn) kiểm tra giám sát hoạt động phòng chống dịch thường xuyên, liên tục. Tôi cho rằng, kế hoạch đã có nhưng việc triển khai cũng cần làm mạnh mẽ, ráo riết hơn trong giám sát, phát hiện và đặc biệt là xử lý ổ dịch triệt để.

Có ý kiến cho rằng đã có biến đổi của vi-rút gây bệnh TCM, Bộ Y tế có các nghiên cứu mới về khả năng này?

Cho đến hôm nay vi-rút gây bệnh được xác định vẫn là các chủng EV71 phân type C4, C5. Ngoài ra còn do vi-rút Coxsackie. Tất cả đều là những vi-rút vẫn từng biết. Dù vậy, các viện Pasteur, vệ sinh dịch tễ vẫn tăng cường lấy mẫu các trường hợp mắc bệnh TCM nặng, các ca có biến chứng làm xét nghiệm để giám sát sự lưu hành của vi-rút cũng như sự biến đổi của vi-rút. Đến nay chưa thấy có biến đổi bất thường nào.

Vi-rút đa dạng và có độc lực mạnh hơn

TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, nhận định: “Năm nay, các subtype virus gây bệnh TCM đa dạng, EV71 (Entero virus 71) nhiều phân chủng. Theo thống kê, trong số 56 ca bị tử vong ở phía Nam thì có đến 49 ca là do subtype C4 (subtype mới so với mọi năm là subtype C5), chỉ có 5 ca là do subtype C5. Ngoài ra, có mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân mắc TCM gửi sang xét nghiệm tại Đài Loan còn cho kết quả phân nhánh virus type B. Do EV71 năm nay mạnh hơn, đa dạng hơn, nên ngoài gây bệnh tăng cao kéo dài ở trẻ em, còn gây bệnh trên người lớn nặng hơn”.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 - cũng đưa ra nhận định: “Tình trạng bệnh TCM gia tăng kéo dài, ngoài sự biến đổi mới từ subtype virus C5 sang C4, chắc chắn phải có những tác nhân chính yếu nào đó mà chúng ta chưa tìm ra hết”.

T.T

 

                                                                    Theo ThanhNien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thuỷ được đầu tư thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu khám - chữa bệnh của nhân dân.
Bệnh nhân nằm ghép trên cả những chiếc giường xếp ngoài hành lang bệnh viện.

Khi nào dùng thuốc để giảm ho?

Ho là phản xạ tự vệ tự nhiên của cơ thể để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp. Một số bệnh như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản… đều có biểu hiện triệu chứng ho. Khi điều trị những bệnh này thì ho sẽ giảm và hết. Tuy nhiên nếu ho nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần phải dùng thuốc để giảm ho. Nhưng cần lưu ý, chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm như ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng, ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản… ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.

Hà Nội: 4 ca tay chân miệng phải nằm viện

Ngày 27/7, PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, tại khoa Truyền nhiễm hiện có bốn bệnh nhi tay chân miệng phải điều trị nội trú.

Những nguy hiểm khó lường

Các nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy hiện là vấn đề y tế quan trọng trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 2 tỷ rưỡi người bị tiêu chảy, trong đó tử vong mỗi năm vì bệnh này đã giảm từ 5 triệu trước đây xuống còn khoảng 1,5 triệu người hiện nay do những tiến bộ trong điều trị cũng như do mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế.

Triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng

(HBĐT) - Ngày 27/7, Tổng cục DS – KHHGĐ phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng. Tham dự có tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ; giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viên Nhi Trung ương. Tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Y tế, chi cục DS – KHHGĐ, đại diện các xã, huyện triển khai hoạt động mô hình.

Ngộ độc ở xã Mỵ Hoà do lây nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng

(HBĐT) - Chi cục ATVSTP vừa có kết luận chính thức về nguyên nhân của vụ ngộ độc hàng loạt sau ăn cỗ cưới tại xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) hôm 16/7 vừa qua. Từ xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đã xác định ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng (có tên khoa học là Staphylococcus). Theo ông Bùi Quang Huấn – Chi cục Trưởng chi cục ATVSTP: Khi thức ăn đã bị nhiễm độc tố này, việc nấu hay hâm nóng lại cũng trở nên vô ích. Biểu hiện lâm sàng ngộ độc thức ăn do độc tố ruột của Staphylococcus xảy ra sau ăn từ 1 – 6 giờ, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, có thể tiêu chảy, sốt nhẹ, mất nước.

Trẻ kém thông minh, thấp còi nếu bị tiêu chảy, tay chân miệng

Dịch bệnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Trẻ bị tiêu chảy, tả, thương hàn... thường giảm khả năng nhận thức, có thể mất 10 điểm IQ so với bé không mắc bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục