(HBĐT) - Theo thông báo của BCĐ thực hiện BHYT toàn dân tỉnh, tính đến hết tháng 6, toàn tỉnh có 635.221 người tham gia BHYT (tương ứng với trên 80% dân số có thẻ BHYT).
Năm 2011, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ký hợp đồng KCB với 24 cơ sở KCB và 186 trạm y tế xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện KCB. 6 tháng qua, toàn tỉnh đã có 118.000 lượt người đi KCB theo chế độ BHYT. Số tiền chi cho công tác cho công tác KCB bằng thẻ BHYT là trên 80 tỷ đồng ( số này chưa bao gồm chi phí KCB đa khoa tuyến, tạm thời quỹ BHYT chung trong toàn tỉnh cân đối được). Sau khi trừ quỹ KCB đã bị vượt trong các năm trước, tỉnh được phân bổ trên 14 tỷ đồng, trong đó trên 8 tỷ đồng được sử dụng để mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở KCB và nâng cao chất lượng công tác quản lý BHYT.
Thúy Hằng
"Tiếp quản" nhiệm vụ từ người tiền nhiệm với hàng loạt vấn đề ngổn ngang: giá thuốc trên trời, bệnh viện quá tải, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã tuyên bố ngay trong những ngày đầu trên cương vị mới rằng: "Bệnh viện sẽ tiến tới không còn nằm ghép".
Ho là phản xạ tự vệ tự nhiên của cơ thể để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp. Một số bệnh như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản… đều có biểu hiện triệu chứng ho. Khi điều trị những bệnh này thì ho sẽ giảm và hết. Tuy nhiên nếu ho nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần phải dùng thuốc để giảm ho. Nhưng cần lưu ý, chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm như ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng, ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản… ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.
Ngày 27/7, PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, tại khoa Truyền nhiễm hiện có bốn bệnh nhi tay chân miệng phải điều trị nội trú.
Các nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy hiện là vấn đề y tế quan trọng trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 2 tỷ rưỡi người bị tiêu chảy, trong đó tử vong mỗi năm vì bệnh này đã giảm từ 5 triệu trước đây xuống còn khoảng 1,5 triệu người hiện nay do những tiến bộ trong điều trị cũng như do mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế.
(HBĐT) - Ngày 27/7, Tổng cục DS – KHHGĐ phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng. Tham dự có tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ; giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viên Nhi Trung ương. Tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Y tế, chi cục DS – KHHGĐ, đại diện các xã, huyện triển khai hoạt động mô hình.
(HBĐT) - Chi cục ATVSTP vừa có kết luận chính thức về nguyên nhân của vụ ngộ độc hàng loạt sau ăn cỗ cưới tại xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) hôm 16/7 vừa qua. Từ xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đã xác định ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng (có tên khoa học là Staphylococcus). Theo ông Bùi Quang Huấn – Chi cục Trưởng chi cục ATVSTP: Khi thức ăn đã bị nhiễm độc tố này, việc nấu hay hâm nóng lại cũng trở nên vô ích. Biểu hiện lâm sàng ngộ độc thức ăn do độc tố ruột của Staphylococcus xảy ra sau ăn từ 1 – 6 giờ, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, có thể tiêu chảy, sốt nhẹ, mất nước.