Các y sĩ Bệnh viện Đa khoa Đà Bắc  cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú.

Các y sĩ Bệnh viện Đa khoa Đà Bắc cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú.

(HBĐT) - Bệnh viện đa khoa huyện Đà Bắc hiện có 8 bác sĩ chuyên khoa, trong đó 4 bác sĩ có trình độ sau đại học. Đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ luôn phấn đấu thực hiện tốt 12 điều y đức, biểu hiện ở tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh trong đón tiếp, quá trình điều trị.

 

Bác sĩ Lương Văn Thịnh, Giám đốc Bệnh viện cho biết: Mấy năm gần đây, được sự quan tâm của Sở Y tế,  Huyện ủy, UBND huyện, các ngành và nỗ lực của đội ngũ thầy thuốc nên ngành y tế huyện đã có những chuyển biến tích cực. Bệnh viện Đa khoa huyện đã được đầu tư về cơ sở vật chất, các khoa,  phòng được trang bị thêm dụng cụ phục vụ khám - chữa bệnh như: máy siêu âm, máy X quang tuy chưa phải là đủ nhưng cũng đã đáp ứng phần nào phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

 

Với quy mô 11 khoa phòng chức năng (trong đó có 2 phòng khám ở xã vùng cao Yên Hoà và Mường Chiềng); 74 cán bộ, y, bác sĩ; 90 giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh đạt 111%. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Bệnh viện Đa khoa huyện đã phục vụ khám, chữa bệnh cho gần 13.000 lượt bệnh nhân, đạt 99% kế hoạch. Trong đó, điều trị nội trú 3.274 lượt bệnh nhân, đạt 113%; điều trị ngoại trú 229 lượt bệnh nhân, đạt 93%. Tổng số ca phẫu thuật được thực hiện tại bệnh viện là 158 ca, cấp cứu 97 ca... Để nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh, hàng năm, Bệnh viện đều cử cán bộ, bác sỹ luân phiên đi học các lớp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, qua đó áp dụng nhiều thành tựu khoa học trong y học vào khám, điều trị bệnh cho nhân dân. Đặc biệt, từ đầu năm 2011, Bệnh viện đã ứng dụng thành công một số thiết bị công nghệ cao vào khám, chữa bệnh như: phẫu thuật đóng đinh xương đùi, mổ viêm phúc mạc... Ngoài ra, Bệnh viện còn phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phòng - chống dịch bệnh theo mùa; thành lập tổ công tác sẵn sàng chi viện cho các trạm y tế cơ sở.

 

Cùng với việc thực hiện tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ, các phong trào thi đua ở bệnh viện luôn được quan tâm thực hiện. Ngoài tổ chức, vận động cho cán bộ, thầy thuốc và người lao động, học tập và chấp hành các quy định, quy chế chuyên môn, bệnh viện còn triển khai các phong trào, CVĐ của ngành phát động, trọng tâm là học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Thầy thuốc như mẹ hiền”, học tập 12 điều y đức, phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tích cực rèn luyện sức khỏe, đưa phong trào thi đua lao động sáng tạo trở thành điểm nhấn tạo hiệu quả thiết thực. Qua đó góp phần cải tiến lề lối làm việc, nâng cao y đức, áp dụng có hiệu quả các kỹ thuật mới để nâng cao hơn nữa chất lượng khám - chữa bệnh, CSSK cho nhân dân.

   

                                                                                 Hoàng Huy

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

(HBĐT) - Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thuỷ hiện có 76 cán bộ, đoàn viên công đoàn. Trong đó có 5 đoàn viên trình độ trên đại học, 17 đoàn viên có trình độ đại học, cao đẳng, còn lại là trung, sơ cấp, làm việc tại 2 phòng chức năng, 2 phòng khám đa khoa khu vực. Trong những năm qua, tập thể CB-CNVC của Bệnh viện luôn đoàn kết vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Quá tải bệnh viện, nặng gánh giá thuốc

"Tiếp quản" nhiệm vụ từ người tiền nhiệm với hàng loạt vấn đề ngổn ngang: giá thuốc trên trời, bệnh viện quá tải, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã tuyên bố ngay trong những ngày đầu trên cương vị mới rằng: "Bệnh viện sẽ tiến tới không còn nằm ghép".

Khi nào dùng thuốc để giảm ho?

Ho là phản xạ tự vệ tự nhiên của cơ thể để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp. Một số bệnh như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản… đều có biểu hiện triệu chứng ho. Khi điều trị những bệnh này thì ho sẽ giảm và hết. Tuy nhiên nếu ho nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần phải dùng thuốc để giảm ho. Nhưng cần lưu ý, chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm như ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng, ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản… ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.

Hà Nội: 4 ca tay chân miệng phải nằm viện

Ngày 27/7, PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, tại khoa Truyền nhiễm hiện có bốn bệnh nhi tay chân miệng phải điều trị nội trú.

Những nguy hiểm khó lường

Các nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy hiện là vấn đề y tế quan trọng trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 2 tỷ rưỡi người bị tiêu chảy, trong đó tử vong mỗi năm vì bệnh này đã giảm từ 5 triệu trước đây xuống còn khoảng 1,5 triệu người hiện nay do những tiến bộ trong điều trị cũng như do mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế.

Triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng

(HBĐT) - Ngày 27/7, Tổng cục DS – KHHGĐ phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng. Tham dự có tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ; giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viên Nhi Trung ương. Tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Y tế, chi cục DS – KHHGĐ, đại diện các xã, huyện triển khai hoạt động mô hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục