Ðau nửa đầu (Migraine) hay còn gọi là nhức đầu do mạch máu, biểu hiện bởi những cơn đau nửa đầu dữ dội, đập thình thịch như tiếng mạch đập ở một hoặc hai bên thái dương kèm theo bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn, sợ tiếng động, sợ ánh sáng. Cơn đau thường kéo dài từ vài giờ đến không quá 72 giờ, đặc biệt xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày nên bệnh nhân thường lo lắng và sợ hãi làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như giảm khả năng lao động.

Thế nào là nhức đầu Migraine?

Nhức đầu Migraine rất hay gặp (chiếm khoảng 10 - 12% dân số), nguyên nhân chưa biết rõ, cơ chế phức tạp (gồm cơ chế thần kinh, mạch máu và thể dịch). Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (2/1), thường gặp ở người trẻ dưới 45 tuổi, có tính chất gia đình (70%). Tần số cơn thưa hoặc mau cũng như mức độ đau nhiều hay ít tuỳ thuộc từng bệnh nhân. Ở nữ, đại đa số cơn đau xuất hiện xung quanh thời kỳ kinh nguyệt, ngược lại tần số cơn giảm trong thời gian có thai hoặc khi mãn kinh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khởi phát cơn đau như yếu tố tâm lý, thức ăn, môi trường...

Nhức đầu Migraine được chia làm hai thể chính: Migraine không có Aura (Migraine chung) và Migraine có Aura (có triệu chứng báo trước), ngoài ra còn một số thể hiếm gặp khác như Migraine có mất ý thức, Migraine liệt nửa người, Migraine liệt mắt…

Ðiều trị Migraine như thế nào?

Mục đích điều trị giúp giảm cường độ cũng như giảm tần số cơn đau, bao gồm điều trị cắt cơn (điều trị cơn) và điều trị dự phòng cơn (điều trị nền).

Điều trị cơn

Cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi, thư giãn, tùy thuộc mức độ đau mà có thể áp dụng các bước sau: 

 Bước 1: dùng thuốc giảm đau ngoại biên như aspirin hoặc paracetamol, có thể phối hợp với metoclopramide hoặc codeine.

Bước 2: Dùng thuốc chống viêm giảm đau không corticoid tác dụng nhanh như diclofenac (đạn đặt hậu môn hoặc dùng dạng tiêm) hoặc naproxene (apranax 550) uống hoặc profenid, biprofenid, ibuprofene.

 Bước 3: sử dụng thuốc triptan dạng uống như relpax, naramig, imigraine, Calmig hoặc imigraine dạng tiêm dưới da hay xịt mũi, có tác dụng co mạch chống viêm.

Điều trị nền

Chỉ định khi tần suất các cơn dày, ít nhất có 3 cơn mỗi tháng. Các thuốc điều trị dự phòng cơn bao gồm:

 Các chất cựa lúa mạch: Dihydro Ergotamine viên nén 3mg, uống ngay trước bữa ăn. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, chuột rút, tiêu chảy. Chống chỉ định phối hợp với macrolide, bệnh mạch vành.

 Các thuốc kháng serotonin: Methylsergide, pizotifen.

 Thuốc chẹn beta giao cảm: Propranolol viên nén 40mg hoặc betaloc (viên nén 25mg; 50mg) . Tác dụng phụ: hạ huyết áp, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, ác mộng, ít ngủ. Chống chỉ định: rối loạn dẫn truyền, nhịp tim chậm < 50 lần/phút, suy tim, hội chứng Raynaud, hen phế quản, phối hợp với thuốc chống trầm cảm ba vòng.

 Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptylin: viên nén 25mg. Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. Chống chỉ định trong trường hợp glocom góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai.

 Thuốc chẹn kênh canxi: flunarizine viên nhộng 5mg. Chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, Parkinson hoặc bệnh lý ngoại tháp.

 Thuốc kháng động kinh: Acide valproique de sodium.

 Thuốc phối hợp: Mangesium, Vitamin B2.

 Phương pháp điều trị phối hợp: châm cứu, massage...

Để điều trị dự phòng, nên dùng một loại thuốc, dùng với liều tăng dần cho tới khi tác dụng. Đợt điều trị kéo dài 3 - 6 tháng. Ngoài ra có thể phối hợp với các thuốc giảm đau chống viêm không steroid.

Cách phòng ngừa

Các bệnh nhân đau nửa đầu cần phải được phổ biến kiến thức để biết cách phòng tránh những yếu tố khởi phát cơn đau cũng như biết cách điều trị dự phòng. Mỗi bệnh nhân cần có sổ theo dõi cơn cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc để báo lại bác sỹ. Các yếu tố khởi phát cơn cần phải tránh bao gồm rượu, cà phê, socola, thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều, bỏ bữa, stress hoặc sau stress, kinh nguyệt, mệt mỏi, hoạt động thể lực mạnh, yếu tố môi trường (tiếng ồn, thay đổi thời gian, nước hoa hoặc khói thuốc lá, độ cao, phơi nắng, chói mắt).

 

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục