(HBĐT) - Chính từ tư duy giữ thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm nên thời gian qua, cam Cao Phong đã được người tiêu dùng tin tưởng, tiêu thụ rộng rãi ở các địa phương trong cả nước. Từ cây cam, người dân ở huyện Cao Phong đã và đang hướng đến mục tiêu làm giàu...
100% sản phẩm cam đảm bảo an toàn
Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Cao Phong, tính đến hết tháng 2/2017, toàn huyện có khoảng 2.080 ha cây ăn quả có múi. Trong đó, có 417 ha quýt, 1.367 ha cam và 296 ha bưởi. Tổng diện tích cây đang trong thời kỳ kiến thiết khoảng 1.178 ha, diện tích cây trong thời kỳ kinh doanh trên 900 ha. Tổng sản lượng thu hoạch trong năm 2016 đạt trên 23.000 tấn với giá bình quân từ 25.000 - 35.000 đồng /kg.
Sản xuất cam sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là hướng đi chủ đạo ở huyện Cao Phong. ảnh: Người dân thị trấn Cao Phong thu hoạch cam niên vụ 2016 - 2017.
Các loại cam, quýt được đưa vào trồng ở huyện Cao Phong mang tính chất rải vụ gồm các loại giống chín sớm, chín chính vụ, chín muộn. Theo đó, thời gian cho thu hoạch từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau. Theo đồng chí Bùi Văn Đồng, Phó trưởng phòng NN &PTNT huyện Cao Phong, về cơ bản việc tiêu thụ cam Cao Phong chủ yếu phụ thuộc vào thị trường tự do; thông qua tư thương và chợ đầu mối là chính. Dù vậy, điều đáng mừng là thị trường tiêu thụ cam Cao Phong ngày càng được mở rộng và có sức hút mạnh đối với người tiêu dùng. Có được kết quả này ngay từ thời gian đầu, huyện đã quán triệt, triển khai sâu rộng đến người sản xuất chú trọng đầu tư sản phẩm đảm bảo an toàn. Điều này đã được chứng minh qua thực tế. Mới đây nhất, để chuẩn bị cho Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 vào tháng 11/2016, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert - Tổng Cục đo lường chất lượng (Bộ KH &CN) lấy ngẫu nhiên hàng chục mẫu cam ở vườn, tại các điểm bán hàng của người dân trên địa bàn huyện để phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm một cách độc lập. Kết quả, có 100% mẫu cam được đưa về phân tích đã được công nhận đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho người sử dụng.
Thay đổi tư duy sản xuất cam sạch bắt đầu từ hành vi nhỏ nhất
Đó chính là mục tiêu mà huyện Cao Phong đã và đang tuyên truyền, vận động người trồng cam hướng tới. Đồng chí Bùi Văn Đồng cho biết thêm: Xác định xu hướng và nhu cầu sản phẩm cam sạch ngày càng lớn, năm 2014, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert - Tổng Cục đo lường chất lượng (Bộ KH &CN) tổ chức triển khai sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap. Ban đầu, toàn huyện chỉ có 15 hộ tham gia với tổng diện tích 49,8 ha, nhưng đến hết tháng 2/2017, toàn huyện đã có 120 hộ tham gia với tổng diện tích khoảng 142 ha, sản lượng khoảng 3.000 tấn. Địa điểm triển khai thực hiện gồm thị trấn Cao Phong, các xã Thu Phong, Bắc Phong, Tân Phong, Yên Lập, Nam Phong, Dũng Phong. Đáng chú ý, trong các hộ tham gia sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap nhiều hộ có diện tích lớn như gia đình ông Trần Văn Tuyên ở khu 4, thị trấn Cao Phong có 17 ha; gia đình ông Tạ Đình Đào ở khu 5B, thị trấn Cao Phong có hơn 10 ha... Toàn bộ diện tích cam tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đều đang trong giai đoạn kinh doanh và kiến thiết cơ bản.
Theo đồng chí Bùi Văn Đồng, mặc dù phải đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt 69 tiêu chí theo tiêu chuẩn nhưng vẫn thu hút được nhiều hộ trồng cam ở Cao Phong tham gia vào các nhóm sản xuất Vietgap. Ngoài 120 hộ đang tham gia nhóm sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap Đác Tra, trong năm 2017, huyện tiếp tục mở rộng, thành lập thêm các nhóm sản xuất VietGap nhằm mục tiêu hướng tới năm 2020, toàn huyện sẽ có khoảng 50% tổng diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Điều này chứng minh cho người tiêu dùng thấy được, huyện đang cụ thể hoá việc giữ gìn thương hiệu sản phẩm cam bằng chính chất lượng sản phẩm. Đối với người trồng cam, việc đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình VietGap đã giúp sản phẩm họ làm ra có thể bước vào các thị trường khó tính với sức cạnh tranh mạnh.
Về phía các hộ trồng cam, trao đổi với chúng tôi, ông Tạ Đình Đào ở khu 5B, thị trấn Cao Phong cho biết: Khi tham gia vào quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, chúng tôi đảm bảo thực hiện các tiêu chí rất nghiêm ngặt về phân bón, sử dụng thuốc BVTV với nồng độ, liều lượng phù hợp; người trồng, chăm sóc phải trải qua các khoá tập huấn bắt buộc về quy trình chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây cũng như sử dụng phân bón, thuốc BVTV đảm bảo theo đúng liều lượng... Quá trình sản xuất đều ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ và chi tiết trong từng ngày cụ thể. Điều mà trước đây chúng tôi chưa bao giờ thực hiện. Ví dụ như việc bón phân, nếu như trước đây mua phân về hầu như chúng tôi không thực hiện khâu ủ mà cứ thế bón cho cây. Bây giờ, bắt buộc phải ủ trong một thời gian mới được bón cho cây. Ngoài ra việc bón phân cũng phải theo liều lượng nhất định.
Cũng chung quan điểm đó, ông Trần Văn Tuyên ở khu 4, thị trấn Cao Phong chia sẻ: Việc tham gia sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap về cơ bản đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người trồng cam từ những hành động nhỏ nhất như việc bón phân, sử dụng thuốc BVTV, tưới nước như thế nào cũng đều tuân thủ theo những quy trình bắt buộc. Không như trước đây, khi sử dụng thuốc BVTV và phân bón chỉ làm theo cảm tính, không theo quy trình, liều lượng như hiện nay. Nhờ vậy, chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo và được các tổ chức có uy tín như Tổng Cục đo lường chất lượng (Bộ KH &CN) đánh giá cao.
Theo đồng chí Bùi Văn Đồng, về phía phòng NN &PTNT huyện, thời gian qua đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc sản xuất cam nói chung và theo tiêu chuẩn VietGap nói riêng. Theo đó, kiên quyết chấn chỉnh và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm trường hợp sản phẩm có hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật trong sản phẩm nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp sản phẩm sạch, đảm bảo ATVSTP người tiêu dùng.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Không riêng gì ở thành phố Hòa Bình và các huyện trong tỉnh, nhiều nhà hàng, quán ăn trưng biển hiệu “Cá sông Đà”. Thương hiệu nổi tiếng ấy còn cuốn hút nhiều thực khách đến với các nhà hàng lớn ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Đó là sự ghi nhận, tôn vinh giá trị bổ dưỡng, tươi ngon của cá sông Đà trong văn hóa ẩm thực Việt.
(HBĐT) - Sống ở thành phố bên sông Đà và hưởng lợi từ công trình thế kỷ - thủy điện Hòa Bình, tôi những mong một ngày được ngược dòng sông Đà lên Tây Bắc để tận mắt ngắm cỗ máy bê tông, cốt thép thứ 2 đặt ở bến Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La - Nhà máy thủy điện Sơn La và rồi tôi đã được thỏa nguyện. Đứng trên mặt đập thủy điện Sơn La, ngắm mặt hồ mênh mông sóng nước, nghĩ về sông Đà với tầm vóc mới, sứ mệnh mới…, tôi cảm nhận rõ hơn sức mạnh từ bàn tay, khối óc của con người.
(HBĐT) - Liên bang Xô - viết trước đây hay nước Nga ngày nay có một vị trí đặc biệt trong tình cảm phần lớn người Việt Nam. Với tôi cũng vậy. Bởi tôi đã từng du học ở Liên- xô, nơi mãi ghi dấu ấn kỷ niệm thời trai trẻ. Thật may mắn, vào cuối tháng 8/2016, sau 30 năm, tôi mới có dịp cùng bạn bè trở lại thăm nước Nga để trải nghiệm và chiêm ngưỡng.
(HBĐT) - Bước lên máy bay của hãng hàng không Lào, bắt gặp ngay hình ảnh nữ tiếp viên Lào trong trang phục dân tộc màu xanh nước biển, chắp tay chào cùng nụ cười rạng rỡ: “Xa-bai-đi”- Xin chào… Lời chào dễ thương, cởi mở cùng bông hoa Chăm pa cài duyên trên mái tóc khiến du khách có cảm giác “gặp gỡ” thêm những ngày xuân, ngày vui trên đất nước Triệu Voi thân thiện, mến khách và yên bình…
(HBĐT) - Trong những ngày áp Tết bận rộn, hối hả, tôi được trò chuyện, chứng kiến những nghệ sĩ, ca sĩ Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã từng tham gia hải trình đến với Trường Sa thân yêu. Họ miệt mài luyện tập cho chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn trong đêm Giao thừa chào xuân 2017. Thời khắc chuẩn bị chuyển giao năm mới thường khiến cho tâm trạng mỗi người trộn rộn khó tả. Năm nay, cảm xúc của chúng tôi lại đặc biệt hơn bao giờ hết bởi trong năm, chúng tôi cùng là những “chiến sĩ” được tham gia hải trình đến với Trường Sa. Những kỷ niệm, khoảnh khắc đặc biệt, trân trọng cứ hiện hữu gần gũi, yêu thương về khúc hát Trường Sa mùa
(HBĐT) - Những người âm thầm, lặng lẽ đi giữa đại ngàn từ ngày này qua tháng khác. Họ sống bên rừng, thức với rừng để cho những đồi cây xanh hơn, những con thú được bình yên dù đời sống của họ còn muôn vàn khó khăn. Họ là những người giữ rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thượng Tiến.