(HBĐT) - Những trận đánh của quân và dân các dân tộc trong tỉnh tại đồi Dụ, cầu Mè (Mông Hóa - Kỳ Sơn) trong Chiến dịch giải phóng Hòa Bình lần thứ 2 (1951 - 1952) là dấu son sáng chói của quân và dân ta. Dù trải qua 65 năm nhưng vẫn còn đó địa danh đã đi vào lịch sử - đồi Dụ, cầu Mè; còn đó tượng đài chiến thắng và những người trực tiếp cầm súng, đánh giặc giữ đất, giữ làng...

 

Lịch sử đã trải qua 65 năm, đi tìm một nhân chứng không phải là dễ. Nhưng chúng tôi may mắn khi được trung tá Nguyễn Hữu Tiếp, Chính trị viên phó - Ban CHQS huyện Kỳ Sơn đưa về gặp ông Nguyễn Quốc Sự ở xóm Dụ 7, xã Mông Hóa -

 

 

Dưới tượng đài chiến thắng quân - dân Hoà Bình và Trung đoàn 66, ông Nguyễn Quốc Sự ở xóm Dụ 7, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) luôn là người “truyền lửa” cho thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng của quân và dân trong Chiến dịch giải phóng Hoà Bình.

 

Tham gia trận đánh đồi Dụ, cầu Mè năm xưa. Dù đã hơn 90 tuổi, sức khỏe giảm sút nhưng trong tâm trí ông vẫn vẹn nguyên ký ức về những trận đánh ở đồi Dụ, cầu Mè năm xưa. ông chia sẻ: Tớ may mắn là vẫn còn được sống ở nơi năm xưa mình từng cầm súng chiến đấu đánh giặc giữ đất, giữ làng. Những địa danh đồi Dụ, cầu Mè gần đến nỗi, chỉ cần bước ra khỏi cửa cũng có thể nhìn thấy rõ ngay trước mắt.

 

Ở ngay nơi đã từng cầm súng, đánh giặc giữ đất, giữ làng, vì thế ông đã trở thành người “truyền lửa” cho các thế hệ trẻ trên quê hương Mông Hóa. Chẳng vậy mà với nhiều người dân ở Mông Hóa từ trước đến giờ đã quen với hình ảnh lũ trẻ quây quần bên tượng đài chiến thắng tại cầu Dụ để nghe một cụ ông hiền từ kể về những trận đánh năm xưa.

 

Cùng ông, chúng tôi đi về hướng cầu Mè, về đài tưởng niệm chiến sỹ Trung đoàn 66. Đứng trên trận địa cũ, chợt thấy đôi mắt người chiến binh năm xưa như nhòa đi để ký ức với tiếng súng rền rã cùng tiếng hô xung phong thuở thanh xuân chợt hiện về. Trong câu chuyện của ông, chúng tôi thấy có lửa. Một ngọn lửa hào hùng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của trai trẻ thời chiến trận. ông kể: Thời kỳ Chiến dịch Hòa Bình, lúc đó tớ 25 tuổi, cấp bậc hạ sỹ, là lính của Trung đoàn 320 được phân công phụ trách tham gia Chiến dịch Hòa Bình. Địa bàn chiến đấu chủ yếu ở Kỳ Sơn, dọc theo tuyến đường 6. Nếu nói về Chiến dịch Hòa Bình thì không thể không nói đến những trận đánh đồi Dụ, cầu Mè. Ngày 10/12/1952, ta bắt đầu mở màn Chiến dịch Hòa Bình. Cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích xã Mông Hóa đã tổ chức, tham gia đánh địch dọc tuyến đường 6. Tại đây, chỉ bằng vũ khí thô sơ, hỏa lực hạn chế nhưng du kích địa phương đã có những trận đánh làm quân Pháp phải kinh hồn, bạt vía. Ngày 2/12/1951, du kích địa phương cùng Đại đội 16 (bộ đội địa phương - Kỳ Sơn) phối hợp với bộ đội chủ lực là Trung đoàn 66 tiêu diệt một đoàn xe 34 chiếc ngay trên tuyến giao thông huyết mạch. Tiếp đó, ngày 11/12/1951, du kích xóm Dụ, xã Mông Hóa cùng Đại đội 16 phối hợp với Tiểu đoàn 616 phục kích đánh địch trên đường 6, đoạn từ cầu Dụ đến hang đá Thau, diệt 2 trung đội lính âu - Phi của địch, phá hủy 10 xe quân sự, giải thoát hàng chục đồng bào bị địch bắt đi làm phu phen. Ngoài những trận đánh trên, trong thời gian diễn ra Chiến dịch Hòa Bình, quân và dân Kỳ Sơn còn phối hợp với các đơn vị chủ lực quấy rối địch ở nhiều vị trí như Đồng Bến, Gò Bùi, tổ chức gài mìn, bắn tỉa, bẻ gãy nhiều đợt càn quét của địch.

 

Chiến dịch Hòa Bình được mở ra, chỉ trong thời gian ngắn, quân Pháp liên tục ở trong tình trạng phải chống đỡ vất vả. Lực lượng dần bị tiêu hao, tinh thần và sức chiến đấu của binh lính sa sút nghiêm trọng. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23/2/1952, địch buộc phải rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Trên đường rút chạy, giặc Pháp luôn bị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương truy kích, chặn đánh, chia cắt đội hình hành quân tháo chạy của chúng. Đến nỗi, sau này khi sống sót chạy thoát khỏi Hòa Bình, nhiều tên lính Pháp đã phải cay đắng thốt lên: Đoạn đường rút chạy khỏi Hòa Bình là đoạn đường đầy máu và nước mắt.

 

Đứng dưới tượng đài chiến thắng của quân, dân Hòa Bình và Trung đoàn 66 tại cầu Mè, ông Nguyễn Quốc Sự bồi hồi: Trên đường rút chạy, giặc Pháp liên tục bị quân và dân ta chặn đánh. Trong đó, trận đánh ở vị trí từ đồi Dụ, cầu Mè đến hang Nước trong ngày 23/2/1952 là một trong những trận đánh điển hình. Tại đây, chưa đầy 2 giờ, ta tổ chức phục kích, tiêu diệt 1 tiểu đoàn giặc, phá hủy 34 xe quân sự. Riêng vị trí cầu Mè, ta đã tiêu diệt hàng chục tên địch, phá hủy 9 xe quân sự, thu được nhiều vũ khí, trang bị của giặc.

 

Có thể nói, chiến thắng đồi Dụ, cầu Mè trong chiến dịch giải phóng Hòa Bình cách đây 65 năm của quân và dân ta không chỉ góp phần đập tan phòng tuyến trên hành lang Đông - Tây của địch mà chiến thắng này còn đặt dấu chấm hết cho tham vọng lập “xứ Mường tự trị” của quân Pháp ở Hòa Bình. Nhưng hơn cả là đã quét sạch bóng quân thù trên vùng đất 4  Mường sau một thời gian dài phải chịu sự kìm kẹp, áp bức, thậm chí là sự tàn sát dã man khi quân Pháp mang ngọn lửa chiến tranh về vùng đất yên bình này.

 

                                                            Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Khúc hát Trường Sa

(HBĐT) - Trong những ngày áp Tết bận rộn, hối hả, tôi được trò chuyện, chứng kiến những nghệ sĩ, ca sĩ Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã từng tham gia hải trình đến với Trường Sa thân yêu. Họ miệt mài luyện tập cho chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn trong đêm Giao thừa chào xuân 2017. Thời khắc chuẩn bị chuyển giao năm mới thường khiến cho tâm trạng mỗi người trộn rộn khó tả. Năm nay, cảm xúc của chúng tôi lại đặc biệt hơn bao giờ hết bởi trong năm, chúng tôi cùng là những “chiến sĩ” được tham gia hải trình đến với Trường Sa. Những kỷ niệm, khoảnh khắc đặc biệt, trân trọng cứ hiện hữu gần gũi, yêu thương về khúc hát Trường Sa mùa

Những người canh rừng trước giao thừa ở Thượng Tiến

(HBĐT) - Những người âm thầm, lặng lẽ đi giữa đại ngàn từ ngày này qua tháng khác. Họ sống bên rừng, thức với rừng để cho những đồi cây xanh hơn, những con thú được bình yên dù đời sống của họ còn muôn vàn khó khăn. Họ là những người giữ rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thượng Tiến.

Niềm tự hào trên “dòng sông ánh sáng”

(HBĐT) - “Trị con sông Đà. Chịt nó lại, buộc nó phải vọt tóe ra thành lửa cao thế, thành lò cừ làm ra của cải cho sự sống con người. Điều mơ lớn bao niên, nay đang là hiện thực…” - Nhà văn Nguyễn Tuân đã háo hức mở đầu như vậy trong tùy bút “Sông Đà đỏ” khi ông từ miền xuôi ngược lên thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình) để tận mắt chứng kiến những dấu hiệu đầu tiên của công cuộc trị thủy sông Đà. Đó là vào cuối năm 1976, tức 3 năm trước khi khởi công xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình và 18 năm trước khi “kỳ tích của thế kỷ XX” chính thức ngự trị để biến con sông Đà hung dữ trở thành dòng sông năng lượng mang ánh sáng dồi dào đến với mọi miền của Tổ quốc.

Xuân ở "Thung lũng trường thọ"

(HBĐT) - Chẳng biết có phải do nằm ở độ cao với bốn bề là núi cao dựng đứng, trùng điệp nối tiếp, quanh năm chờn vờn mây phủ mà mùa xuân ở Lũng Vân (Tân Lạc) thường đến sớm. Tiết xuân ở vùng đất này cũng thật lạ. Nó làm người ta muốn đi, muốn đến. Đến để trầm mình trong cái vương vấn rét ngọt cuối đông; đến để thấy nắng xuân bung tỏa trên những nếp nhà. Và còn hơn thế nữa, đến để nhớ da diết những con người thuần hậu, chất phác đang ân hưởng tuổi giời ở nơi vốn được nhiều người coi là “thung lũng trường thọ”...

Tâm huyết bảo tồn, truyền bá chữ Tày cổ

(HBĐT) - Chẳng biết được hình thành tự bao giờ, chữ viết của người Tày cổ cứ thế lưu truyền từ đời này đến đời khác và tồn tại đến ngày nay. ở tỉnh ta, người Tày tập trung đông nhất ở huyện Đà Bắc, chiếm 40,75%. Tại nơi đây, những con người mang trong mình dòng máu của dân tộc Tày với lòng đam mê cùng nhiệt huyết và sự “thai nghén” đang từng ngày duy trì và phát huy giá trị của bộ chữ Tày cổ ấy.

Náo nức vùng cao Lạc Sơn đón Tết

(HBĐT) - Một dịp trở lại nơi vùng cao của huyện Lạc Sơn vào thời điểm giáp Tết, chúng tôi cảm nhận sự ấm áp, nồng hậu của những con người bình dị, chân chất xua tan giá buốt của mùa đông. Về vùng cao lần này, chứng kiến sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của bà con, chúng tôi biết rằng, năm nay, cái Tết của họ sẽ thực sự là “tết no, tết đủ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục