(HBĐT) - Nếu ví tốc độ của những chiếc thuyền chở khách trên vùng lòng hồ sông Đà giống như những chiếc xe chở khách cỡ lớn thì thuyền tôm lại có tốc độ của một chiếc “siêu xe” trên mặt hồ. Do vậy, với nhiều người không gì thú vị hơn khi trải nghiệm lòng hồ sông Đà trên chiếc thuyền tôm.

Phượt bằng thuyền tôm - một trải nghiệm thú vị trên lòng hồ sông Đà.

 

Thuyền tôm là loại thuyền nhỏ bằng sắt, là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân sống ở vùng lòng hồ sông Đà. Đây cũng chính là phương tiện chủ yếu dùng để kéo lưới, đánh bắt thuỷ sản. Do là loại thuyền nhỏ nên khả năng chuyên chở cũng hạn chế ở mức nhất định, chỉ khoảng 2 người. Bởi ngoài việc lắp máy, khi cần thiết người ta có thể chuyển sang đạp chèo để có thể thong dong kéo lưới, cất rọ tôm trong những buổi sớm mai sương còn giăng bảng lảng mặt hồ. Từ những đặc điểm đó, người ta gọi  là thuyền tôm.

 

Tuy vậy, đây lại là loại thuyền có tốc độ cao khi di chuyển trên mặt nước. Với nhiều người ưa mạo hiểm, thuyền tôm trở thành phương tiện để trải nghiệm du lịch lòng hồ sông Đà một cách thú vị. Chẳng vậy mà trước khi tham gia chuyến trải nghiệm sông nước lòng hồ sông Đà bằng thuyền tôm, anh bạn chuyên nghề sông nước tên Cường ở xóm Mới, xã Thung Nai (Cao Phong) cứ băn khoăn hỏi đi hỏi lại nhiều lần: Chú có đủ liều để dám ngồi thuyền đi trên hồ không ?! Nếu thấy chưa đủ tự tin thì anh em mình dừng lại.

 

Những câu hỏi cứ xoáy đi, xoáy lại vừa khích bác, vừa chạm vào lòng tự ái của những kẻ có máu ưa xê dịch để khám phá những điều mới lạ như chúng tôi. Trước đây, tôi đã từng một đôi lần ngồi thuyền nan mong manh như chiếc lá cùng các em học sinh trường PTCS Thái Thịnh vượt sông về bên xóm Bích (Thái Thịnh). Lẽ nào lần này lại không dám trải nghiệm sông nước lòng hồ bằng thuyền tôm ?! Vậy là tôi mặc áo phao lên thuyền.

 

Quả thực, khi bước chân lên thuyền mới thấy chuyện sông nước chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với những người chỉ quen sống ở bờ. Thuyền nhỏ nên mỗi bước chân đều chông chênh như đi trên một khối thạch mềm.

 

Thuyền rời bến cũng là lúc những âu lo, cảm giác về sự liều lĩnh dần tan biến. Lẫn trong tiếng máy và mơn man gió hồ là tiếng của Cường nơi cuối thuyền. Vừa điều khiển con thuyền rẽ nước lao vút về phía trước, Cường  bảo: Đi chơi, khám phá lòng hồ Hoà Bình thú vị nhất là trải nghiệm bằng thuyền tôm. Nó thể luồn lách vào mọi ngõ ngách mà không phải thuyền khách nào cũng có thể vào được, nhất là ở thời điểm lòng hồ sông Đà đang ở mức nước thấp. Đó là cũng chính là lợi thế của thuyền tôm.

 

Tuy vậy, do là loại phương tiện cá nhân với kích thước nhỏ nên đối với những người không phải là dân chuyên nghề sông nước sẽ gặp nhiều khó khăn, bất tiện khi ở trên thuyền. Rõ nhất là nếu ngồi không vững sẽ làm cho thuyền bị chòng chành, có thể ngã xuống sông. Tuy vậy, phần thưởng dành cho những người vượt qua được nỗi sợ hãi vùng sông nước đó là sự trải nghiệm tuyệt vời. Giống như khi ta mở gói quà, rồi vỡ oà cảm giác sung sướng khi bên trong đó là món đồ ưa thích. Ngồi trên thuyền, khi Cường tăng hết tốc lực, con thuyền như một mũi gió lướt nhẹ trên sóng nước mênh mang để lại phía sau luồng bọt trắng với những con sóng loang trên mặt hồ. Đến đây mới thấy nếu ai đã quen hoặc  nhiều lần được dạo chơi trên lòng hồ sông Đà bằng tàu, thuyền chở khách cũng nên thêm một lần trải nghiệm cảm giác mạnh khi đi bằng thuyền tôm. Lúc đó sẽ thấy và được cảm nhận một lòng hồ sông Đà hoàn toàn khác. Thú vị và bất ngờ, hoang sơ và kỳ vĩ.

 

Lòng hồ sông Đà đang mùa nước cạn. Ngấn nước in hằn trên vách đá đã xuống sâu hàng chục mét nhưng vẫn còn đó sự lãng mạn, dịu dàng như thiếu nữ tuổi trăng tròn. Mặt hồ vẫn sóng sánh như bát nước xanh màu ngọc bích. ở một góc khác, điểm tiếp cận khác vùng lòng hồ sông Đà vẫn cuồn cuộn cơ bắp, cuộn lên vẻ dữ dằn như con thuỷ quái. Nước cạn, lòng hồ thu hẹp, hàng trăm, hàng nghìn đảo đá vốn ngâm mình sâu dưới hàng chục mét trong mùa nước nổi nay nhô lên, lộ ra như những nanh vuốt sắc lẹm. Có cảm giác như chỉ cần sướt qua cũng đã chảy máu. ấy vậy, chính những điều đó đã tạo nên vùng sông nước lòng hồ sông Đà khác biệt mà không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm, được nắm bắt và cảm nhận thật gần. Đáng nói hơn, sự trải nghiệm này được bắt đầu ngay từ mặt nước ở dưới chân giữa đất trời bao la. Giữa vùng sông nước trong xanh màu ngọc bích còn gì thú vị hơn khi được chạm tay, vươn mình trên những đảo đá với những hình thù kỳ dị, hoang sơ nhưng cũng thật gần gũi được chính thiên nhiên và sông nước lòng hồ sông Đà tạo tác, bào gọt qua hàng chục năm để hú lên một tiếng thật dài vọng theo sóng giữa trời, nước mênh mông... để cái thú tiêu dao chiến thắng nỗi sợ hãi.

 

Trải nghiệm sông nước lòng hồ sông Đà. Nếu có thể hãy một lần đi tìm và cảm nhận sự khác biệt ở chính những nơi đã trở thành thân quen. Phần thưởng luôn dành cho những người biết vượt qua nỗi sợ hãi; biết vượt lên chính những cảm xúc của bản thân. Trải nghiệm lòng hồ sông Đà: Hãy mặc áo phao, mạnh dạn lên thuyền rồi lướt nhanh trên những ngọn sóng xanh màu ngọc bích... Bạn sẽ trở thành người chiến thắng.

 

                                                                                Mạnh Hùng

Các tin khác


Xa-bai-đi - lời chào từ đất nước Triệu Voi

(HBĐT) - Bước lên máy bay của hãng hàng không Lào, bắt gặp ngay hình ảnh nữ tiếp viên Lào trong trang phục dân tộc màu xanh nước biển, chắp tay chào cùng nụ cười rạng rỡ: “Xa-bai-đi”- Xin chào… Lời chào dễ thương, cởi mở cùng bông hoa Chăm pa cài duyên trên mái tóc khiến du khách có cảm giác “gặp gỡ” thêm những ngày xuân, ngày vui trên đất nước Triệu Voi thân thiện, mến khách và yên bình…

Khúc hát Trường Sa

(HBĐT) - Trong những ngày áp Tết bận rộn, hối hả, tôi được trò chuyện, chứng kiến những nghệ sĩ, ca sĩ Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã từng tham gia hải trình đến với Trường Sa thân yêu. Họ miệt mài luyện tập cho chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn trong đêm Giao thừa chào xuân 2017. Thời khắc chuẩn bị chuyển giao năm mới thường khiến cho tâm trạng mỗi người trộn rộn khó tả. Năm nay, cảm xúc của chúng tôi lại đặc biệt hơn bao giờ hết bởi trong năm, chúng tôi cùng là những “chiến sĩ” được tham gia hải trình đến với Trường Sa. Những kỷ niệm, khoảnh khắc đặc biệt, trân trọng cứ hiện hữu gần gũi, yêu thương về khúc hát Trường Sa mùa

Những người canh rừng trước giao thừa ở Thượng Tiến

(HBĐT) - Những người âm thầm, lặng lẽ đi giữa đại ngàn từ ngày này qua tháng khác. Họ sống bên rừng, thức với rừng để cho những đồi cây xanh hơn, những con thú được bình yên dù đời sống của họ còn muôn vàn khó khăn. Họ là những người giữ rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thượng Tiến.

Niềm tự hào trên “dòng sông ánh sáng”

(HBĐT) - “Trị con sông Đà. Chịt nó lại, buộc nó phải vọt tóe ra thành lửa cao thế, thành lò cừ làm ra của cải cho sự sống con người. Điều mơ lớn bao niên, nay đang là hiện thực…” - Nhà văn Nguyễn Tuân đã háo hức mở đầu như vậy trong tùy bút “Sông Đà đỏ” khi ông từ miền xuôi ngược lên thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình) để tận mắt chứng kiến những dấu hiệu đầu tiên của công cuộc trị thủy sông Đà. Đó là vào cuối năm 1976, tức 3 năm trước khi khởi công xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình và 18 năm trước khi “kỳ tích của thế kỷ XX” chính thức ngự trị để biến con sông Đà hung dữ trở thành dòng sông năng lượng mang ánh sáng dồi dào đến với mọi miền của Tổ quốc.

Xuân ở "Thung lũng trường thọ"

(HBĐT) - Chẳng biết có phải do nằm ở độ cao với bốn bề là núi cao dựng đứng, trùng điệp nối tiếp, quanh năm chờn vờn mây phủ mà mùa xuân ở Lũng Vân (Tân Lạc) thường đến sớm. Tiết xuân ở vùng đất này cũng thật lạ. Nó làm người ta muốn đi, muốn đến. Đến để trầm mình trong cái vương vấn rét ngọt cuối đông; đến để thấy nắng xuân bung tỏa trên những nếp nhà. Và còn hơn thế nữa, đến để nhớ da diết những con người thuần hậu, chất phác đang ân hưởng tuổi giời ở nơi vốn được nhiều người coi là “thung lũng trường thọ”...

Tâm huyết bảo tồn, truyền bá chữ Tày cổ

(HBĐT) - Chẳng biết được hình thành tự bao giờ, chữ viết của người Tày cổ cứ thế lưu truyền từ đời này đến đời khác và tồn tại đến ngày nay. ở tỉnh ta, người Tày tập trung đông nhất ở huyện Đà Bắc, chiếm 40,75%. Tại nơi đây, những con người mang trong mình dòng máu của dân tộc Tày với lòng đam mê cùng nhiệt huyết và sự “thai nghén” đang từng ngày duy trì và phát huy giá trị của bộ chữ Tày cổ ấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục