(HBĐT) - Sống ở thành phố bên sông Đà và hưởng lợi từ công trình thế kỷ - thủy điện Hòa Bình, tôi những mong một ngày được ngược dòng sông Đà lên Tây Bắc để tận mắt ngắm cỗ máy bê tông, cốt thép thứ 2 đặt ở bến Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La - Nhà máy thủy điện Sơn La và rồi tôi đã được thỏa nguyện. Đứng trên mặt đập thủy điện Sơn La, ngắm mặt hồ mênh mông sóng nước, nghĩ về sông Đà với tầm vóc mới, sứ mệnh mới…, tôi cảm nhận rõ hơn sức mạnh từ bàn tay, khối óc của con người.

 

Dòng sông năng lượng  

Sông Đà vốn là con sông hung dữ, hiểm ác, nói như nhà văn Nguyễn Tuân: “… Người ở ven sông, ven suối Tây Bắc là người lành nhưng con  sông Đà thì nhiều vực xoáy, nhiều luồng chết, nhiều đá ghềnh, nhiều dòng thác. Lụt sông Đà, xác hươu nai cùng với gỗ trò vẩy, gỗ trò hoa ầm ầm lao trên dòng trôi. Con sông đã ác như dì ghẻ, chúa đất chia bến, ngăn sông càng làm cho sông Đà ác thêm. Đế quốc đóng đồn bốt ven sông, tính dữ ác của con sông lại tăng thêm mấy tầng…”. Bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với tổng chiều dài hơn 910 km có tên gọi Lý Tiên Giang, sông Đà chảy vào Việt Nam dài 543 km được ví như là con sông mẹ ở khu vực Tây Bắc. Lưu lượng nước lớn, bởi vậy, sông Đà sớm được coi như “nguồn vàng trắng” của đất nước để sau này bằng bàn tay, khối óc của con người đã trị thủy để kiến tạo thành dòng sông năng lượng lớn nhất Việt Nam với hàng loạt hệ thống thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu...  

Thủy điện Hòa Bình, công trình đầu tiên biến dòng sông Đà hung dữ thành dòng sông năng lượng lớn nhất Việt Nam.

 

Được khởi công xây dựng vào tháng 11/1979, khánh thành đưa vào sử dụng tháng 12/1994, Nhà máy thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy,  tổng công suất lắp đặt 1.920 MW, được biết đến là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước, là “nhạc trưởng” của hệ thống lưới điện Việt Nam. Từ đó, thủy điện Hòa Bình đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng và ổn định hệ thống lưới điện quốc gia. Hơn 10 năm sau đó, tháng 12/2005, Nhà máy thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng tại bến Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Sau 8 năm xây dựng, đến tháng 12/2012, công trình đã hoàn thiện tổ máy cuối cùng, khánh thành và đưa vào sử dụng. Nhà máy thủy điện Sơn La có 6 tổ máy với tổng công suất 2.400MW, cho sản lượng điện bình quân 10 tỉ kWh. Hiện tại, Thủy điện Sơn La đang giữ vị thế là nhà máy điện có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

 

Đúng vào giai đoạn Nhà máy thủy điện Sơn La hoàn thành những phần việc cuối cùng, vào đầu năm 2011, Thủy điện Lai Châu được khởi công xây dựng tại xã Nậm Hàng, huyện Nặm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của Thủy điện Sơn La. Thủy điện Lai Châu gồm 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, mỗi năm nhà máy sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 4.670, 8 triệu kWh. Công trình đã phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12/2015 và tháng 6/2016 phát điện tổ máy số 2. Được con người kiến tạo dòng chảy đặt cho tên gọi mới, “Dòng sông năng lượng”, “Dòng sông ánh sáng”… và mang trên mình sứ mệnh mới, sông Đà bớt hẳn vẻ dữ dằn, hung ác như xưa mà đã khoác lên mình diện mạo mới êm đềm, thơ mộng.

 

Nguồn sống sinh xôi

 

Vẫn dòng nước ấy, xanh màu ngọc bích vào mùa xuân và đỏ lừ vào mùa hạ, nhưng nay dòng sông Đà trở thành nguồn “vàng trắng” của đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH, của 3 tỉnh, tạo động lực cho vùng Tây Bắc từng bước xóa đói - giảm nghèo và cung cấp nguồn lợi cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bởi, việc trị thủy hoàn toàn dòng sông Đà hung dữ để các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, không chỉ để cung cấp nguồn điện năng mà còn góp phần điều tiết, khai thác tối đa lợi ích của nguồn nước ngọt phục vụ cắt lũ mùa mưa, tưới tiêu vào mùa khô và cung cấp nước sạch cho Thủ đô Hà Nội. Trong đó, Thủy điện Hòa Bình ngoài nhiệm vụ tham gia chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ với tần suất trung bình mỗi năm từ 5 đến 7 trận lũ còn đảm bảo chống hạn cho đồng bằng Bắc Bộ với gần 834.000 ha đất nông nghiệp vụ đông xuân.

 

Việc đắp đập, ngăn sông để xây dựng các công trình thủy điện cũng đã kiến tạo nên vùng lòng hồ đẹp, thơ mộng, tiềm năng để phát triển kinh tế.  Hồ Hòa Bình trên công trình Thủy điện Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam á. Hồ có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Với tiềm năng, lợi thế đặc thù, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, đặt mục tiêu: Đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu du lịch quốc gia. Đến năm 2030, khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1/12 khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

 

Năm nào tôi cũng có đôi lần được du ngoạn, khám phá du lịch vùng lòng và chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán mà luôn có cảm giác như lần đầu được chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây vậy. Bởi, hồ Hòa Bình  như bức tranh thủy mặc, được ví là Hạ Long thứ 2. Núi tiếp núi hùng vĩ, rừng thăm thẳm hoang sơ. Ven hồ là những hang động kỳ thú, trầm tích ngàn năm. Hai bên là núi trùng điệp, rừng bạt ngàn. Các đảo lớn, nhỏ: đảo Ngọc, đảo Dừa, đảo Robinson… và những hang động kỳ thú động Thác Bờ, động Hoa Tiên… luôn tạo cảm hứng cho những du khách thích du lịch khám phá. Điểm nhấn trong tuyến du lịch  vùng Lòng Hồ là di tích lịch sử, văn hóa đền Thác Bờ, mỗi năm đón hàng vạn du khách thập phương.

 

Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình được quy hoạch trên địa bàn 17 xã thuộc các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình. Diện tích vùng trung tâm được xác định khoảng 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước) thuộc các xã nằm trong khu vực từ đảo Sung - Thung Nai - Ngòi Hoa. Về xây dựng các sản phẩm du lịch, quy hoạch xác định ưu tiên phát triển loại hình lưu trú homestay tại các bản du lịch cộng đồng, phát triển loại hình nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn 3 - 5 sao, nghỉ dưỡng nổi. Phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số trong vùng. Phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng cao cấp tại một số phân khu...

 

Chung một dòng sông, những công trình điện thế kỷ  được bàn tay, khối óc con người kiến tạo nên trên dòng sông Đà đã trở thành biểu tượng sinh động cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Tạo mạch nguồn, sức sống cho người dân vùng Tây Bắc hôm nay.

 

                                                                         Thúy Hằng 

 

Các tin khác


Niềm tự hào trên “dòng sông ánh sáng”

(HBĐT) - “Trị con sông Đà. Chịt nó lại, buộc nó phải vọt tóe ra thành lửa cao thế, thành lò cừ làm ra của cải cho sự sống con người. Điều mơ lớn bao niên, nay đang là hiện thực…” - Nhà văn Nguyễn Tuân đã háo hức mở đầu như vậy trong tùy bút “Sông Đà đỏ” khi ông từ miền xuôi ngược lên thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình) để tận mắt chứng kiến những dấu hiệu đầu tiên của công cuộc trị thủy sông Đà. Đó là vào cuối năm 1976, tức 3 năm trước khi khởi công xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình và 18 năm trước khi “kỳ tích của thế kỷ XX” chính thức ngự trị để biến con sông Đà hung dữ trở thành dòng sông năng lượng mang ánh sáng dồi dào đến với mọi miền của Tổ quốc.

Xuân ở "Thung lũng trường thọ"

(HBĐT) - Chẳng biết có phải do nằm ở độ cao với bốn bề là núi cao dựng đứng, trùng điệp nối tiếp, quanh năm chờn vờn mây phủ mà mùa xuân ở Lũng Vân (Tân Lạc) thường đến sớm. Tiết xuân ở vùng đất này cũng thật lạ. Nó làm người ta muốn đi, muốn đến. Đến để trầm mình trong cái vương vấn rét ngọt cuối đông; đến để thấy nắng xuân bung tỏa trên những nếp nhà. Và còn hơn thế nữa, đến để nhớ da diết những con người thuần hậu, chất phác đang ân hưởng tuổi giời ở nơi vốn được nhiều người coi là “thung lũng trường thọ”...

Tâm huyết bảo tồn, truyền bá chữ Tày cổ

(HBĐT) - Chẳng biết được hình thành tự bao giờ, chữ viết của người Tày cổ cứ thế lưu truyền từ đời này đến đời khác và tồn tại đến ngày nay. ở tỉnh ta, người Tày tập trung đông nhất ở huyện Đà Bắc, chiếm 40,75%. Tại nơi đây, những con người mang trong mình dòng máu của dân tộc Tày với lòng đam mê cùng nhiệt huyết và sự “thai nghén” đang từng ngày duy trì và phát huy giá trị của bộ chữ Tày cổ ấy.

Náo nức vùng cao Lạc Sơn đón Tết

(HBĐT) - Một dịp trở lại nơi vùng cao của huyện Lạc Sơn vào thời điểm giáp Tết, chúng tôi cảm nhận sự ấm áp, nồng hậu của những con người bình dị, chân chất xua tan giá buốt của mùa đông. Về vùng cao lần này, chứng kiến sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của bà con, chúng tôi biết rằng, năm nay, cái Tết của họ sẽ thực sự là “tết no, tết đủ”.

Tản mạn về hạ tầng và trật tự giao thông ở Hàn Quốc

(HBĐT) - Trải qua hơn 5 thập kỷ, từ một nước nghèo, Hàn Quốc vươn mình trở thành quốc gia kinh tế vượt trội của châu á, nằm trong nhóm cường quốc phát triển hàng đầu thế giới. Thành công đó có đóng góp không nhỏ của hạ tầng giao thông vốn được coi là động lực phát triển kinh tế của đất nước này. Trong chuyến thăm “xứ sở Kim Chi”, đoàn chúng tôi không khỏi thán phục trước những kỳ tích của nước bạn về phát triển hạ tầng giao thông, trong khi cũng với điều kiện tương tự như nước ta, địa hình của nước bạn chiếm tới 70% là đồi, núi.

Xóm Chếch - chông chênh trong hành trình xoá đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Xóm Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc) là 1 trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh. Xóm có hơn 30 nóc nhà này nằm ở vị trí cao nhất xã, đường giao thông trắc trở nên hành trình XĐ-GN của bà con nơi đây vẫn bộn bề  gian khó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục