(HBĐT) - Liên tục trong các năm từ 2015 - 2017, trên địa bàn xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đều có người chết vì đánh bắt cá bằng xung điện. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện của người dân xã Vầy Nưa trên vùng lòng hồ sông Đà không giảm mà có phần ngang nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật và sự truy đuổi của lực lượng chức năng địa phương...

 

Các đối tượng dùng xung điện đánh bắt thuỷ sản trái phép trên vùng lòng hồ sông Đà thuộc địa phận xóm Săng Trạch (ảnh chụp vào hồi 10h20’ ngày 4/4/2017).

 

Những cái chết đầy ám ảnh...

 

Lòng hồ sông Đà thuộc địa phận xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thoạt nhìn có vẻ là một vùng sông nước bình yên thế nhưng theo đồng chí Bàn Văn Hải, Trưởng Công an xã Vầy Nưa thì: chưa lúc nào vùng sông nước lòng hồ thuộc xã Vầy Nưa này có một ngày bình yên. Bởi ở đây người ta vẫn ngang nhiên dùng xung điện đánh bắt thuỷ sản, bất chấp các quy định của pháp luật và sự truy đuổi của lực lượng chức năng cũng như trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng con người.

 

Lực lượng Công an xã Vầy Nưa (Đà Bắc) động viên gia đình có người bị nạn và uyên truyền cho người dân không đánh bắt thuỷ sản trên vùng lòng hồ bằng xung điện. 

 

Như để khẳng định chắc chắn điều mình nói, đồng chí Bàn Văn Hải đã giao cho đồng chí Xa Quý Dương, Phó Trưởng Công an xã đưa chúng tôi đi thị sát trên hồ bằng chiếc thuyền công vụ. Giữa sông nước mênh mang, con thuyền rẽ sóng lao vút về phía trước. Qua các xóm: Tham, Trà Ang, Dướng, Lau Bai, khi đến địa phận xóm Săng Trạch, con mắt của những người trên thuyền đều đổ dồn về hướng chỉ tay của anh Dương. Cách đó không xa là chiếc thuyền tôm có 2 thanh niên, một đang chèo thuyền chầm chậm, còn một đứng phía mũi thuyền liên tục ném lao về phía trước. Anh Dương bảo: Đấy các anh xem, giữa ban ngày, ban mặt mà người ta vẫn ngang nhiên làm như vậy đấy. Chẳng biết họ có đánh được nhiều cá hay không nhưng tính từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có 4 người chết vì bị điện giật khi đang đánh bắt cá bằng xung điện. Trong đó, năm 2013 có 1 người là Bùi Văn Anh, SN 1996, ở xóm Săng Trạch bị chết khi đi đánh bắt cá bằng xung điện. Tiếp đó, liên tục các năm 2015, 2016 và 2017, trên địa bàn xã đều có người chết vì bị điện giật khi đi đánh bắt cá bằng xung điện. Trong số 4 người chết có 3 người ở xóm Săng Trạch, 1 người ở xóm Nưa. Mới đây nhất vào ngày 6/3/2017, trong khi đi đánh bắt cá bằng xung điện Đinh Công Niên, SN 1976, trú tại xóm Săng Trạch đã bị điện giật chết. Đáng nói, những người bị nạn đều ở độ tuổi còn trẻ. Như năm 2016, nạn nhân bị điện giật chết khi đang đánh bắt cá bằng xung điện là Đinh Công Quân ở xóm Săng Trạch, SN 1990; năm 2015, nạn nhân Nguyễn Văn Chung ở xóm Nưa SN 1997. Còn trước đó là Bùi Văn Anh ở xóm Săng Trạch cũng chỉ SN 1998.

 

Dù là người “cứng vía”, được chứng kiến nhiều vụ tai nạn chết người khi đánh bắt cá bằng xung điện nhưng anh Xa Quý Dương vẫn luôn cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy những thi thể nạn nhân được vớt lên từ dưới nước. Anh bảo: Không có gì ám ảnh bằng việc nhìn thấy những thi thể người bị điện giật chết khi đánh bắt cá bằng xung điện. Hầu hết các nạn nhân khi vớt lên đều cứng đơ, họ bị chết vì dòng điện cực mạnh trước khi bị rơi xuống nước. Đáng nói, có những trường hợp khi chết vẫn còn giữ nguyên ở tư thế đang chuẩn bị... phóng lao điện xuống nước.

 

Cực kỳ nguy hiểm và manh động

 

Trao đổi với chúng tôi, cả đồng chí Bàn Văn Hải và Xa Quý Dương đều cho biết: Việc sử dụng xung điện đánh bắt cá trên vùng lòng hồ xuất hiện rộ trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các đối tượng thường dùng xung điện đánh bắt thuỷ sản trên vùng lòng hồ sông Đà cực kỳ nguy hiểm và manh động. Khi bị lực lượng chức năng đuổi bắt một là họ bỏ chạy, hai là chống trả quyết liệt. Do đặc thù phương tiện nhỏ, chở ít người lại lắp máy có công suất lớn nên khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng họ lập tức tăng ga bỏ chạy rất nhanh. Với phương tiện hiện có, chúng tôi chưa bao giờ đuổi kịp để bắt họ. Còn trong trường hợp bị vây bắt nhiều người đã có hành vi chống trả quyết liệt bằng việc ném sào điện sang thuyền của lực lượng chức năng. Với nguồn điện được kích lên đến hàng chục nghìn volte chắc chắn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng những người thực hiện nhiệm vụ. Chính vì lẽ đó thế nên các đối tượng này vẫn ngang nhiên hoạt động, coi thường các quy định của pháp luật. Về phía lực lượng chức năng cũng rất ít khi bắt được các đối tượng này. Nếu có bắt được cũng ít khi bắt được cả tang vật là máy kích điện vì khi biết không thể chạy thoát, chúng thường ném cả bộ kích xuống nước để phi tang. Ví như, năm 2016, lực lượng Công an huyện Đà Bắc đã phối hợp với Công an xã Vầy Nưa, Công an xã Hiền Lương tổ chức phục kích, vây bắt đối tượng đánh bắt cá bằng xung điện. Trong quá trình vây bắt, các đối tượng đã có hành vi chống trả quyết liệt và điều khiển phương tiện bỏ chạy với tốc độ cao. Chỉ đến khi lực lượng chức năng nổ súng cảnh cáo, các đối tượng mới dừng phương tiện, chịu bị bắt.

 

Theo đồng chí Bàn Văn Hải, Trưởng Công an xã Vầy Nưa, chính vì những khó khăn trong công tác ngăn chặn, đấu tranh với các đối tượng sử dụng xung điện đánh bắt cá nên thời gian qua, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện vùng lòng hồ thuộc địa bàn xã tiếp tục có diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến tình hình ANTT trên địa bàn cũng như ảnh hưởng đến việc nuôi thuỷ sản của các hộ dân trên vùng lòng hồ. Đáng nói, trong số 6/10 xóm của xã giáp hồ sông Đà, hầu hết ở các xóm đều có người đánh bắt cá bằng xung điện. Tuy vậy, qua nắm bắt của lực lượng Công an xã, số đối tượng đánh bắt cá bằng xung điện tập trung chủ yếu ở xóm Săng Trạch. Qua nắm bắt và thống kê sơ bộ của Công an xã, trong số 90 hộ dân của xóm Săng Trạch có đến 80% số hộ có dụng cụ đánh bắt cá bằng xung điện. Trong đó, có nhiều hộ có 2 - 3 bộ. Trước tình trạng này, xã Vầy Nưa đã đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc đánh bắt cá bằng xung điện. Đồng thời triển khai quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn đánh bắt cá bằng xung điện. Tuy nhiên, một bộ phận người dân chưa có ý thức chấp hành, vẫn ngang nhiên đánh bắt cá bằng xung điện, bất chấp và thách thức các quy định của pháp luật. Đáng nói hơn, như ở xóm Săng Trạch dù cho chi bộ, ban quản lý xóm thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở nhưng nhiều người vẫn phớt lờ, bỏ ngoài tai, tiếp tục thực hiện việc đánh bắt cá bằng xung điện. Chẳng vậy, ông bí thư chi bộ xóm Săng Trạch Đinh Công út đã phải buông xuôi, trong quá trình tuyên truyền ông cũng chỉ đề nghị các đối tượng khi đi đánh bắt cá bằng xung điện thì nhớ... buộc thêm dây vào người để lỡ có bị điện giật chết, dân làng không phải mất công mò lặn vớt xác...

 

Theo đồng chí Xa Quý Dương, Phó trưởng Công an xã Vầy Nưa, nguyên nhân của tình trạng này là do một bộ phận người dân có tâm lý “ăn xổi” muốn đánh bắt được nhiều cá nhưng không tốn công sức. Bên cạnh đó, việc đánh bắt cá bằng lưới hiệu quả không cao thế nên nhiều người đã chọn cách đánh bắt theo hình thức huỷ diệt. Trước tình trạng này, Công an xã đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND xã triển khai các biện pháp đấu tranh. Tuy nhiên cũng rất mong các ngành chức năng hỗ trợ, giúp đỡ xã trong việc đấu tranh với các đối tượng nhằm ngăn chặn hiệu quả việc đánh bắt cá bằng xung điện, đảm bảo ANTT, an toàn tính mạng, tài sản của người dân trên địa bàn.

                                                                                 

 

 

                                                                       Mạnh Hùng    

 

Các tin khác


Nhức nhối nạn lô, đề trái phép

(HBĐT) - Theo đánh giá của phòng Cảnh sát hình sự (PC45) - Công an tỉnh, hiện nay tình hình tội phạm đánh bạc diễn ra phức tạp, nhất là nạn lô, đề trái phép. Hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, do vậy công tác đấu tranh, triệt phá của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn...

Cách nào để tránh tình trạng “đá ném ao bèo”?

(HBĐT) - TP Hòa Bình đang tổ chức đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường bấy lâu nay bị lấn chiếm. Đợt ra quân lần này, ngoài lực lượng thanh tra đô thị có lãnh đạo chính quyền, công an các địa phương. Bước đầu đã có sự chuyển biến nhưng làm thế nào để không rơi vào tình trạng “đá ném ao bèo” như trước đây đang là “bài toán” đối với cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến xã, phường.

Tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Năm 2016, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Với các chỉ tiêu về nâng cao giá trị kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động khu vực KTTT được đánh giá là “bà đỡ” cho kinh tế hộ gia đình đóng góp tích cực vào phát triển KT -XH của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều HTX đang gặp khó khăn trong đổi mới phương thức, mô hình hoạt động, phương án sản xuất dẫn đến hiệu quả chưa cao. Đây là những vấn đề cần nhanh chóng tháo gỡ để thúc đẩy KTTT phát triển bền vững, xứng tầm yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Giữ thương hiệu cho cam Cao Phong bằng chất lượng sản phẩm

(HBĐT) - Chính từ tư duy giữ thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm nên thời gian qua, cam Cao Phong đã được người tiêu dùng tin tưởng, tiêu thụ rộng rãi ở các địa phương trong cả nước. Từ cây cam, người dân ở huyện Cao Phong đã và đang hướng đến mục tiêu làm giàu...

Nông dân xã Liên Vũ “cay mắt” ngóng người mua ớt

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Liên Vũ (Lạc Sơn) “đứng ngồi trên lửa” khi ớt đã vào thời điểm chín rộ mà việc thu mua của công ty không đều. ớt chín đỏ rụng đầy ruộng. Nhiều hộ đành ngậm ngùi nhổ ớt để đầy gầm nhà sàn. Có hộ thì chất đống bờ rào để lấy đất cấy lúa. Tiền thu được theo tính toán của một số hộ không bõ công trồng và chăm sóc.

Liên quan đến những chính sách về tiền lương

(HBĐT) - Cho rằng Ban Giám đốc (BGĐ) Công ty không thực hiện đầy đủ thỏa thuận về việc trả lương như hợp đồng đã ký. Trong các ngày 23, 24/2/2017, hàng trăm công nhân làm việc tại Công ty TNHH Sung il vina (trên địa bàn xã Thanh Hối - Tân Lạc) đã tự ý nghỉ việc tập thể, đưa ra những yêu cầu về chính sách tiền lương, đòi hỏi BGĐ Công ty phải đáp ứng. Xung quanh vụ việc này, chúng tôi đã về huyện Tân Lạc để tìm hiểu bức xúc của công nhân trong những ngày qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục