(HBĐT) - Phải nói Đặng Minh Châu (tức Liên toác, Hương) SN 1973, hộ khẩu thường trú tại số 118, Tam Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn); chỗ ở thị trấn Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) là người đàn bà đẹp và sắc sảo. Tuy vậy, ít người biết đây là một “bà trùm” có “số má” chuyên cung cấp ma tuý từ Việt Nam sang Trung Quốc với số lượng cực lớn...

Trong quá trình điều tra và thời gian diễn ra phiên toà xét xử, Đặng Minh Châu luôn thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình và đồng phạm.

           

"Bà trùm" chỉ chửa đẻ và trốn nã

 

Trong suốt thời gian diễn ra phiên toà xét xử 23 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép 1.415 bánh hêrôin, tôi có dịp tiếp xúc, trò chuyện với Đặng Minh Châu (tức Liên toác, Hương). Quả không sai với biệt danh Liên “toác” bởi khi nói chuyện Đặng Minh Châu không hề giấu giếm mà trái lại còn rất thoải mái để trải lòng. Thị chia sẻ: Cái tính em nó vậy, cái gì cũng muốn nói tuồn tuột hết. Những ngày tháng ở trong trại giam, nhiều lúc cũng chỉ muốn có người để được nói một câu cho... bõ thèm. Nói rồi, thị tâm sự: Em sinh ra và lớn lên ở Lạng Sơn, là người dân tộc Tày, nhà có 3 anh chị em, em là chị cả. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em chỉ học hết lớp 11 rồi ở nhà đi làm, gánh hàng trên cửa khẩu. Từ việc qua lại biên giới thường xuyên, em bước vào nghề buôn ma tuý lúc nào cũng chẳng biết. Lúc đầu, em chỉ dám buôn bán nhỏ lẻ, một vài tép hêrôin 10 – 20.000. Sau có được mối quen biết để tiêu thụ hàng bên Trung Quốc nên em mới tính liều nên làm ăn lớn cũng được vài năm. Đến năm 2002, sau khi sinh đứa đầu, em trở thành nguồn cung cấp ma tuý từ Việt Nam cho bạn hàng phía Trung Quốc. Đến năm 2004, đường dây mua bán trái phép hơn 100 bánh hêrôin em tham gia bị Công an Hà Nội triệt phá, bóc gỡ, em bị bắt. Tuy nhiên, lúc đó do còn đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được tại ngoại. Lợi dụng điều này, em trốn sang Trung Quốc sinh sống và tiếp tục trở thành đầu mối cung cấp ma tuý tại thị trấn Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

           

 Sau thời gian lẩn trốn ở Trung Quốc, đến năm 2008, Đặng Minh Châu trở về Việt Nam với cái... bụng chửa và tiếp tục tham gia, điều hành và trở thành nguồn cung cấp ma tuý rất lớn cho bạn hàng phía bên kia biên giới. Trong thời gian đó, về phía lực lượng chức năng cũng đã nhiều lần tống đạt quyết định bắt giữ đối tượng Đặng Minh Châu nhưng không thể thực hiện được do “vướng” chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ. Đáng nói, ngay sau khi hết “quyền miễn trừ” đối phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ trong chấp hành hình phạt tù theo quy định, một lần nữa, Đặng Minh Châu lại “biến mất”. Cũng giống như lần trước đó, người dân vùng biên Lạng Sơn chỉ gặp lại Đặng Minh Châu khi thị đang bụng mang, dạ chửa. Nói chuyện, Châu cũng thừa nhận: nói thật với các anh chứ, chỉ khi nào đang mang thai và nuôi con nhỏ em mới về để buôn ma tuý, còn không em vẫn ở bên kia (Trung Quốc) để điều hành và làm đầu mối cung cấp ma tuý cho đối tác.

           

Tuy nhiên, như các cụ vẫn bảo “đi đêm lắm có ngày gặp ma”. Cái lần mà Đặng Minh Châu gặp lại lực lượng CSĐT tội phạm về ma tuý khi thị là một trong những mắt xích quan trọng trong vụ án mua bán trái phép 419 bánh hêrôin giấu trong 2 bình ga công nghiệp do Cục CSĐT tội phạm về ma tuý, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hoà Bình, Công an TP Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển... làm nhiệm vụ tại khu vực cầu Phù Đổng thuộc xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm (Hà Nội) phát hiện và bắt giữ vào ngày 23/7/2015. Dù cho, lúc này đứa con thứ 3 của thị mới được 2 tuổi.    

           

Bản lĩnh người đàn bà đẹp

           

Trong suốt quá trình điều tra và thời gian diễn ra phiên toà xét xử, không giống như các đồng phạm nam, Đặng Minh Châu luôn tỏ ra cứng rắn và thẳng thắn khi thị không hề chối tội, thậm chí rất thành khẩn khai báo và giúp lực lượng chức năng cũng như HĐXX TAND tỉnh làm rõ một số tình tiết của một số đối tượng có liên quan không thừa nhận hành vi, chối tội bởi theo một điều tra viên tham gia vụ án này được biết: Trong suốt quá trình điều tra, Đặng Minh Châu không hề chối tội thậm chí còn có sự hợp tác, cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho lực lượng chức năng trong quá trình điều tra, truy tố các đối tượng có liên quan trong vụ án.

           

Điều này cũng thể hiện rõ trong phiên xét hỏi bị cáo Chu Văn Quỳnh. Đây là đối tượng ngoan cố, phản cung, chối tội, không thừa nhận hành vi phạm tội mua bán trái phép 20 bánh hêrôin với vai trò là người thực hành, thu lợi bất chính số tiền 600 triệu đồng. Tuy nhiên, từ lời khai nhận của Đặng Minh Châu, cuối cùng Chu Văn Quỳnh đã phải cúi đầu thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Ngay tại phiên toà, trước HĐXX, Đặng Minh Châu đã “dạy” cho đàn em một bài học làm người và thể hiện rõ khí chất của kẻ cầm đầu khi thị thẳng thắn dạy bảo Chu Văn Quỳnh: Đã dám làm thì phải dám chịu. Đã cùng hội, cùng thuyền thì tội mình có như thế nào phải nhận, không được hèn nhát chối tội, đẩy lỗi cho người khác...

           

Trong vụ án này, với hành vi phạm tội 2 lần mua bán trái phép 175 bánh hêrôin tương đương với tổng trọng lượng trên... 61 kg với vai trò là chủ mưu, cầm đầu, thu lợi bất chính tổng số tiền 3,370 tỷ đồng, lẽ ra, Đặng Minh Châu phải nhận bản án cao nhất. Tuy nhiên, quá trình điều tra và xét xử tại phiên toà, Đặng Minh Châu đã tỏ ra ăn năn, hối lỗi, thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình và các đồng phạm khác. Do vậy, xét tính chất, mức độ hành vi của bị cáo HĐXX TAND tỉnh đã tuyên phạt Đặng Minh Châu mức án tù chung thân. Tuy vậy, thị cũng tỏ ra vui mừng, thị bộc bạch: Vụ này em may mắn nên thoát án tử. Vụ xử sau có lẽ em sẽ không thoát khỏi mức án cao nhất. âu nó cũng là cái luật nhân quả. Em đã đi gieo những hạt giống chết chóc cũng phải chấp nhận hình phạt cao nhất. Còn bây giờ, được sống ngày nào biết ngày đó để sám hối...

 

 

                                                                           

                                                            P.V  

Các tin khác


Tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Năm 2016, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Với các chỉ tiêu về nâng cao giá trị kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động khu vực KTTT được đánh giá là “bà đỡ” cho kinh tế hộ gia đình đóng góp tích cực vào phát triển KT -XH của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều HTX đang gặp khó khăn trong đổi mới phương thức, mô hình hoạt động, phương án sản xuất dẫn đến hiệu quả chưa cao. Đây là những vấn đề cần nhanh chóng tháo gỡ để thúc đẩy KTTT phát triển bền vững, xứng tầm yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Giữ thương hiệu cho cam Cao Phong bằng chất lượng sản phẩm

(HBĐT) - Chính từ tư duy giữ thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm nên thời gian qua, cam Cao Phong đã được người tiêu dùng tin tưởng, tiêu thụ rộng rãi ở các địa phương trong cả nước. Từ cây cam, người dân ở huyện Cao Phong đã và đang hướng đến mục tiêu làm giàu...

Nông dân xã Liên Vũ “cay mắt” ngóng người mua ớt

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Liên Vũ (Lạc Sơn) “đứng ngồi trên lửa” khi ớt đã vào thời điểm chín rộ mà việc thu mua của công ty không đều. ớt chín đỏ rụng đầy ruộng. Nhiều hộ đành ngậm ngùi nhổ ớt để đầy gầm nhà sàn. Có hộ thì chất đống bờ rào để lấy đất cấy lúa. Tiền thu được theo tính toán của một số hộ không bõ công trồng và chăm sóc.

Liên quan đến những chính sách về tiền lương

(HBĐT) - Cho rằng Ban Giám đốc (BGĐ) Công ty không thực hiện đầy đủ thỏa thuận về việc trả lương như hợp đồng đã ký. Trong các ngày 23, 24/2/2017, hàng trăm công nhân làm việc tại Công ty TNHH Sung il vina (trên địa bàn xã Thanh Hối - Tân Lạc) đã tự ý nghỉ việc tập thể, đưa ra những yêu cầu về chính sách tiền lương, đòi hỏi BGĐ Công ty phải đáp ứng. Xung quanh vụ việc này, chúng tôi đã về huyện Tân Lạc để tìm hiểu bức xúc của công nhân trong những ngày qua.

Trải nghiệm lòng hồ sông Đà bằng thuyền tôm

(HBĐT) - Nếu ví tốc độ của những chiếc thuyền chở khách trên vùng lòng hồ sông Đà giống như những chiếc xe chở khách cỡ lớn thì thuyền tôm lại có tốc độ của một chiếc “siêu xe” trên mặt hồ. Do vậy, với nhiều người không gì thú vị hơn khi trải nghiệm lòng hồ sông Đà trên chiếc thuyền tôm.

Quét sạch bóng thù trên vùng đất 4 Mường

(HBĐT) - Những trận đánh của quân và dân các dân tộc trong tỉnh tại đồi Dụ, cầu Mè (Mông Hóa - Kỳ Sơn) trong Chiến dịch giải phóng Hòa Bình lần thứ 2 (1951 - 1952) là dấu son sáng chói của quân và dân ta. Dù trải qua 65 năm nhưng vẫn còn đó địa danh đã đi vào lịch sử - đồi Dụ, cầu Mè; còn đó tượng đài chiến thắng và những người trực tiếp cầm súng, đánh giặc giữ đất, giữ làng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục