HBĐT) - 63 năm, thời gian chưa phải là dài để ký ức về niềm vui chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 nhạt phai. Hơn 60 năm qua, lòng chảo Điện Biên đã thắp lên ngọn lửa lòng và cũng là điểm hẹn chiến thắng...
Cánh đồng Mường Thanh - nơi đây cho những hạt gạo dẻo thơm nức tiếng. ảnh: T.S (ST)
Về nơi “hoa ban nở thành người con gái Thái”
Đất Mường Thanh (hay còn gọi là Mường Trời) cứ độ tháng 3 đến tháng 5 trắng màu hoa ban. Loài hoa chỉ có ở vùng Tây Bắc, đẹp đến nao lòng. Như nhà thơ Trần Mạnh Hảo từng ví ở nơi Mường Trời “Hoa ban nở thành người con gái Thái”, nhưng ở xứ Mường Trời không chỉ có hoa ban. Nơi đây vẫn còn đó ký ức chiến thắng của những chàng trai chân đất đều ở cái tuổi 20 hừng hực sức trẻ đã vượt lên “mưa rừng, cơm vắt”... để làm chiến thắng Điện Biên Phủ huyền thoại, một Điện Biên Phủ gây “chấn động địa cầu”.
Tôi may mắn được nhiều lần về với Điện Biên Phủ trong những chuyến công tác và cả những lần “tự dưng muốn đi”. Tất cả những chuyến đi đều có một điểm đến, nhưng không có chuyến đi nào giống chuyến đi nào. Dù vậy, ký ức về Điện Biên Phủ trong những ngày tháng 5 còn lại nhiều điều thú vị. Sinh ra khi đất nước đã thanh bình, kể cũng lạ, mỗi lần về Điện Biên Phủ chẳng hiểu sao chúng tôi lại cứ có cảm giác háo hức như những chàng trai tuổi đôi mươi thủa xưa “chân trần, chí thép” trên đường ra trận. Có lẽ, đó là sự háo hức khi được trở về “Điểm hẹn của chiến thắng”.
Trong dòng người xuôi ngược Tây Bắc nối dài như những điệu xoè hoa bất tận. Tôi còn nhớ và ấn tượng mãi với câu chuyện của ông Bùi Thanh Bình ở Hưng Hà (Thái Bình) cùng trên chuyến xe ngược đường 6 về với lòng chảo Điện Biên Phủ. Như thường lệ, năm nào cũng vậy, cứ chuẩn bị đến dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, người đàn ông 63 tuổi này lên đường đi Tây Bắc. ông kể: Tên tôi là do cha đặt. Cha tôi là lính Điện Biên. Ngay sau khi tôi ra đời, cha tôi lên đường đi chiến dịch. ông cụ hy sinh khi chiến dịch bước vào giai đoạn cuối. Giờ vẫn còn nằm lại ở Điện Biên, nhưng cũng chưa rõ nằm ở đâu. Vì thế nên lần nào đến Điện Biên Phủ tôi cũng đi thắp hương ở khắp các nghĩa trang liệt sỹ. Làm như thế cũng phần nào nguôi ngoai nỗi đau mất mát...
Từ Hoà Bình đến Điện Biên Phủ
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có một điều đặc biệt đó là chiến dịch giải phóng Hoà Bình lần thứ 2 mùa đông năm 1951 - 1952 chính là cuộc tập dượt quan trọng để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ sau này. Điều này đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định trong cuốn hồi ký của mình: “Nếu không có chiến dịch Hoà Bình thì sẽ không có chiến dịch Điện Biên Phủ sau này”.
Đáng nói, sau khi được giải phóng, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, với vị trí chiến lược của mình, năm 1953, Hoà Bình đã được Đảng, Bác Hồ lựa chọn làm hậu phương lớn, tiếp nhận, vận chuyển phương tiện hậu cần, kỹ thuật phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Không chỉ thực hiện tốt vai trò là điểm tiếp nhận, vận chuyển hậu cần cho chiến dịch mà cùng với quân và nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn sục sôi ý chí chiến đấu với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng. Điều đó đã được những người từng sống, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu như cụ Lê Thị Tâm, ông Giang Hồng Phúc (phường Phương Lâm - thành phố Hoà Bình), ông Nguyễn Quốc Sự ở xóm Dụ 7, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) chia sẻ.
Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Hoà Bình được Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức người, sức của từ đồng bằng Liên khu 3, Liên khu 4. Thực hiện nhiệm vụ này, Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã khẩn trương làm tốt công tác chuẩn bị kho tàng, bến bãi. Đồng thời, triển khai hiệu quả công tác chiến đấu chống lại sự bắn phá bằng không quân của địch nhằm chặt đứt con đường vận chuyển của ta. Thực hiện chủ trương bảo đảm thông suốt các tuyến vận tải qua Hoà Bình lên Điện Biên Phủ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã huy động nhân lực, mọi phương tiện để tiếp nhận, vận chuyển lương thực, đạn dược ra mặt trận; vận chuyển, chăm sóc thương binh, xay, giã thóc, gạo, cung cấp thực phẩm cho mặt trận; đón, giúp đỡ dân công từ Liên khu 3, Liên khu 4 qua Hòa Bình lên Tây Bắc.
Cùng với đó, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực tổ chức lực lượng bảo vệ hậu phương vững chắc, bám đánh địch không cho chúng xâm nhập, bảo đảm an toàn kho tàng, đường giao thông; tham gia vận động, đóng góp sức người, sức của phục vụ chiến trường. “Bước vào chiến cuộc Đông - Xuân (1953 - 1954), nhất là từ khi khẩn trương chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh từ vùng thấp đến vùng cao, sâu, xa đều hăng hái thi đua với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”. Ai cũng hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, đón tiếp giúp đỡ các đơn vị bộ đội, đoàn dân công tải lương thực, thực phẩm, làm cầu vượt sông, qua suối...”, ông Giang Hồng Phúc khi ấy là cán bộ trợ lý tác huấn của Trung đoàn 12 Hòa Bình nhớ lại.
Cùng với đó, từ tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Hòa Bình được giao nhiệm vụ tham gia sửa chữa đoạn đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La) LLVT, TNXP và hơn 3.000 dân công của tỉnh đã tham gia tu sửa, tôn cao, mở rộng trên 70 km đường, kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ôtô ra mặt trận. Ngoài ra, các đơn vị bộ đội địa phương và các đơn vị TNXP cùng hàng nghìn dân công ngày đêm bám cầu, bám đường dưới làn bom đạn của địch để đảm bảo giao thông thông suốt. Hàng vạn lượt dân công, TNXP, bộ đội địa phương đã vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí ra chiến trường. Đồng thời đón và chăm sóc thương binh từ mặt trận trở về. Trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, toàn tỉnh đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng hóa, huy động 170.000 ngày công xay giã 545 tấn thóc cho bộ đội. Cùng với sức người, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã cung cấp cho mặt trận 39.517 kg thịt trâu, bò, 1.840 m3 gỗ, hàng vạn cây tre, bương... Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội địa phương và dân quân du kích luôn chủ động mở các đợt tấn công làm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.
Có thể nói, trong thắng lợi chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những đóng góp quan trọng chi viện sức người, sức của và phối hợp tác chiến một cách hiệu quả với chiến trường Điện Biên Phủ. Những đóng góp đó đã góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đưa đất nước bước vào giai đoạn lịch sử mới.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Tháng 4/2016, con cá lóc (cá quả lai) có mặt trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Không đến mức “trống giong, cờ mở” nhưng “lễ nhập trạch” của con cá lóc cũng khá sôi động với sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, BQL Dự án giảm nghèo tỉnh, Sở NN &PTNT, đại diện chính quyền huyện Đà Bắc… Tuy nhiên, sau gần 1 năm đã xuất hiện những tiếng xì xèo khiến nhiều người có trách nhiệm phải vào cuộc tìm hiểu.
(HBĐT) - Dòng sông Đà ngày đêm miệt mài chảy nối dài quá khứ với hiện tại. Sông Đà xưa gập ghềnh trắc trở, chờ trực thách thức gan dạ của con người muốn chinh phục và là niềm bí ẩn cho biết bao người ước mong khám phá. Nay, sông Đà đã ở trong tâm thế mới khi thượng nguồn là hồ nước rộng mênh mang, luôn sẵn lòng chờ đón, níu giữ bước chân người để tận hưởng những phút giây thư thái, lắng đọng, xuyến xao.
(HBĐT) - Bây giờ dòng sông Đà đã được ngăn cách bởi những con đập hiên ngang chắn qua, tạo thành những trảng cát trắng ngút mắt. Bờ bãi rau, màu xanh rì phía hạ lưu. Thượng lưu là hồ nước mênh mang, trùng điệp đầy mộng mơ. Những ký ức xưa về một dòng sông Đà huyền bí luôn sục sôi, đầy nghiệt ngã, thách thức ý chí con người và cũng đẹp vô ngần luôn in sâu tâm khảm biết bao người.
(HBĐT) - Liên tục trong các năm từ 2015 - 2017, trên địa bàn xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đều có người chết vì đánh bắt cá bằng xung điện. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện của người dân xã Vầy Nưa trên vùng lòng hồ sông Đà không giảm mà có phần ngang nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật và sự truy đuổi của lực lượng chức năng địa phương...
(HBĐT) - Đã từng là vùng đất “cấm” không dành cho những kẻ ngoại tộc. Chỉ nghe đến cái tên cũng đã gờn gợn cảm giác xa ngái xen lẫn nỗi sợ mơ hồ. Nỗi sợ đó vẫn hằn sâu trong ký ức chưa xa của nhiều người về cuộc sống khốn khó bị bó chặt trong những hủ tục lạc hậu; về những dáng người tiều tụy, liêu xiêu trong khói thuốc hay sự dằn dữ của những ông trùm trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý...
(HBĐT) - Phải nói Đặng Minh Châu (tức Liên toác, Hương) SN 1973, hộ khẩu thường trú tại số 118, Tam Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn); chỗ ở thị trấn Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) là người đàn bà đẹp và sắc sảo. Tuy vậy, ít người biết đây là một “bà trùm” có “số má” chuyên cung cấp ma tuý từ Việt Nam sang Trung Quốc với số lượng cực lớn...