(HBĐT) - Được hưởng lợi từ Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, những điểm mới tích cực đã xuất hiện ở không ít xóm nghèo. Thế nhưng, với những khó khăn gặp phải, hành trình về đích của các xóm nghèo cần lắm sự chung tay của các cấp, các ngành.
Danh mục xây mới, nâng cấp các phòng học cho bậc tiểu học và mầm non chưa được triển khai trong 3 năm đầu thực hiện Đề án. ảnh: Lớp học chắp vá ở chi xóm Hà, trường tiểu học Đồng Chum A, xã Đồng Chum (Đà
Bắc). ảnh: P.V
Những “điểm mới” nhen nhóm ở “bản cũ”…
Ở xóm Thung, xã Trung Hòa (Tân Lạc), với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và từ Đề án, xóm cũng tìm được hướng đi trong phát triển kinh tế. Tận dụng địa hình tự nhiên chủ yếu là đồi núi, bà con xóm Thung đã phát triển nuôi dê, bò theo hình thức chăn thả. Nhiều hộ nâng đàn trên 10 con, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Dẫu chưa đạt thành quả mang tính bứt phá nhưng ở các xóm vốn được coi là chốn sơn cùng, thủy tận như Đồi Thung (xóm Thung 1 và Thung 2), xã Quý Hòa hay xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn); xóm Kế, xã Mường Chiềng, xóm Hà, xã Đồng Chum (Đà Bắc), bà con đã nhìn thấy những tiềm năng lớn trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế. Đó là các hướng đi phù hợp như: trồng luồng, rau, củ, quả ưa lạnh, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm bản địa. Ngoài ra, ở các thôn, bản ĐBKK này, việc đưa giống mới có năng suất cao vào canh tác, sản xuất cũng được bà con chú trọng.
Tuy còn nhiều khó khăn, đường giao thông trắc trở, chưa có điện lưới quốc gia nhưng vài năm trở lại đây, ở xóm “nhiều không” – xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), các em nhỏ vẫn đều đặn vượt đường xa đến trường. Không chỉ ở Pheo, hầu hết những xóm mà chúng tôi đến công tác, tỷ lệ con em đến trường theo đúng độ tuổi quy định đều đạt 100%. Không ít con em đã học lên chuyên nghiệp và quay trở về đóng góp cho quê hương. Cùng với đó, những mái nhà sàn truyền sống với phong tục, tập quán được duy trì cũng trở thành tiềm năng trong việc xây dựng cộng đồng du lịch trong tương lai.
Những “điểm mới” đó đã góp phần nâng tầm xuất phát điểm để các xóm nghèo này có sự phát triển đột phái. Đồng thời, giúp Đề án có được những hướng đầu tư hiệu quả hơn…
Những con số khiêm tốn
Sau 3 năm (2014 - 2016), nhìn vào kết quả thống kê mà Ban Dân tộc tỉnh cung cấp, có thể thấy, những kết quả đạt được vẫn ở mức khiêm tốn, với 20 công trình được xây dựng trên tổng số 120 công trình cần đầu tư. Theo đó, tính đến hết năm 2016 mới chỉ có 38,77% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được triển khai thực hiện. Cụ thể, về đường giao thông: mới xây dựng được 11/21 tuyến đường; thủy lợi 6/32 công trình; 2/12 nhà sinh hoạt cộng đồng; mở được 2 lớp đào tạo nghề, việc làm, với giá trị gần 150 triệu /4, 3 tỷ đồng. Các danh mục khác như: điện (4 công trình); 33 phòng học cho trường tiểu học và mầm non; 7 công trình nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc sắc đến nay vẫn chưa được đầu tư.
Theo nội dung của Đề án, UBND các huyện, thành phố là chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh phân bổ hàng năm cho ngân sách huyện, theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Thế nhưng, trong 3 năm qua, chỉ có 1 công trình được đầu tư xây dựng ở xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất do UBND TP Hòa Bình triển khai. Sở Xây dựng là chủ đầu tư nguồn vốn hỗ trợ xóa bỏ nhà tạm theo Quyết định số 167, ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Đến nay, 341 căn nhà dột nát ở các thôn, bản ĐBKK chưa được hỗ trợ xây mới, sửa chữa.
Trong các danh mục đầu tư, việc hỗ trợ về sản xuất có lộ trình thực hiện “sát” với yêu cầu của Đề án nhất. Đến nay đã có hơn 10,7/13, 5 tỷ đồng được đầu tư hỗ trợ cho 36 thôn, bản ĐBKK của tỉnh. Theo chia sẻ của bà con, việc hỗ trợ hiện nay còn dàn trải, khó tạo được bước đột phá trong xóa đói, giảm nghèo. Nói về việc hỗ trợ dê giống cho bà con trong xóm, ông ông Bùi Văn Cừ, Trưởng xóm Thăn Trên, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) cho biết: “Tập tính của dê là sống bầy đàn nên hỗ trợ 30 con giống cho 30 hộ khiến dê phát triển chậm, ảnh hưởng đến sinh sản. Nếu với số lượng đó mà hỗ trợ cho 5 - 6 hộ thì hiệu quả sẽ cao hơn, sang năm sau hỗ trợ cho các hộ khác”.
Đồng chí Hoàng Quang Minh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Dù mới có 20/120 (chiếm 16,6%) danh mục công trình được xây dựng nhưng số vốn đầu tư đã chiếm gần 50% tổng mức đầu tư cho Đề án trong cả giai đoạn 2014 – 2018. Nguyên nhân là do khi khảo sát thực tế và triển khai thực hiện, giá trị các công trình đều tăng so với dự toán ban đầu cũng như giá vật liệu tăng, đồng tiền trượt giá. Với lộ trình thực hiện, sự phối hợp như hiện nay, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc thừa nhận, Đề án khó đạt được những mục tiêu đã đề ra. Để “về đích”, ngoài vấn đề về nguồn vốn đầu tư, theo đồng chí Trưởng Ban Dân tộc, cần phải có một cơ chế đặc thù!
Viết Đào
(HBĐT) - Liên tục trong các năm từ 2015 - 2017, trên địa bàn xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đều có người chết vì đánh bắt cá bằng xung điện. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện của người dân xã Vầy Nưa trên vùng lòng hồ sông Đà không giảm mà có phần ngang nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật và sự truy đuổi của lực lượng chức năng địa phương...
(HBĐT) - Đã từng là vùng đất “cấm” không dành cho những kẻ ngoại tộc. Chỉ nghe đến cái tên cũng đã gờn gợn cảm giác xa ngái xen lẫn nỗi sợ mơ hồ. Nỗi sợ đó vẫn hằn sâu trong ký ức chưa xa của nhiều người về cuộc sống khốn khó bị bó chặt trong những hủ tục lạc hậu; về những dáng người tiều tụy, liêu xiêu trong khói thuốc hay sự dằn dữ của những ông trùm trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý...
(HBĐT) - Phải nói Đặng Minh Châu (tức Liên toác, Hương) SN 1973, hộ khẩu thường trú tại số 118, Tam Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn); chỗ ở thị trấn Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) là người đàn bà đẹp và sắc sảo. Tuy vậy, ít người biết đây là một “bà trùm” có “số má” chuyên cung cấp ma tuý từ Việt Nam sang Trung Quốc với số lượng cực lớn...
(HBĐT) - Sau hơn 20 ngày xét xử liên tục, ngày 21/3 vừa qua HĐXX TAND tỉnh đã kết thúc phiên xét xử bằng việc đưa ra những bản án nghiêm khắc, thích đáng đối với từng bị cáo trong vụ án. Vụ án kết thúc, nhưng phía sau đó vẫn còn những chuyện chưa kể...
(HBĐT) - Chỉ có 2 doanh nghiệp được tỉnh cấp phép khai thác cát lòng sông Đà tại xã Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) làm vật liệu xây dựng thông thường. Tuy nhiên, “cát tặc”, “sỏi tặc” vẫn cắm vòi hút xuống các lòng sông từ huyện Kim Bôi, Mai Châu đến TP Hòa Bình... Điều này không chỉ gây thất thoát ngân sách Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường, giao thông đường thủy, sạt lở bờ sông.
(HBĐT) - Theo đánh giá của phòng Cảnh sát hình sự (PC45) - Công an tỉnh, hiện nay tình hình tội phạm đánh bạc diễn ra phức tạp, nhất là nạn lô, đề trái phép. Hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, do vậy công tác đấu tranh, triệt phá của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn...