(HBĐT) - Biển, đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Ở nơi đó có những chiến sỹ, đồng bào ta vẫn ngày đêm âm thầm bám biển, giữ đất, giữ chủ quyền trên biển của đất nước. Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động tuyên truyền về biển, đảo, đồng thời, thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa gửi hơi ấm, tình cảm đến chiến sỹ và nhân dân những vùng đảo xa xôi.
Lực lượng đoàn viên thanh niên tỉnh tham gia triển lãm ảnh Hội thi tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận năm 2019.
"Chúng tôi tự hào về những đứa con đã và đang làm nhiệm vụ!”
Đó là lời chia sẻ đầy tự hào khi nói về những đứa con đã và đang góp sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc từ những người thân ở quê nhà. Chúng tôi có dịp về vùng đất cách mạng Lạc Sơn, đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Nga, phố Tân Giang, thị trấn Vụ Bản có người con trai là Lê Văn Thái đang nhận nhiệm vụ công tác nơi hải đảo xa xôi. Bà Nguyễn Thị Nga cho biết: "Đã 3 cái Tết (từ năm 2017 đến nay), con trai đi làm nhiệm vụ. Xa nhà, nhớ con, nhưng Đảng và Nhà nước đã phân công nên gia đình tích cực động viên con cố gắng phấn đấu, giữ bản lĩnh chính trị vững vàng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao để không phụ lòng tin tưởng của đơn vị và gia đình”.
Cũng tại thị trấn Vụ Bản, chúng tôi đến thăm gia đình có truyền thống quân ngũ của đại uý Nguyễn Thế Anh, thạc sỹ, bác sỹ đa khoa đang công tác tại Bệnh viện Quân y 103. Năm 2018, đại uý Nguyễn Thế Anh được đơn vị cử đi làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho chiến sỹ và nhân dân tại đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa trong thời gian 1 năm. Ngày cuối cùng của thời gian 1 năm làm nhiệm vụ, trên chuyến tàu về nhà có 1 bệnh nhân bị đau ruột thừa cần phải cấp cứu. Với kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ nhiều năm, anh đề nghị tàu di chuyển đến đảo gần nhất và thực hiện cấp cứu. Nhờ sự kịp thời đó mà cứu được người bệnh.
"Chúng tôi rất tự hào về những đứa con đã và đang làm nhiệm vụ nơi hải đảo xa xôi để đem lại sự bình yên cho nhân dân” - ông Nguyễn Đức Vượng, bố đại úy Nguyễn Thế Anh chia sẻ.
Biển, đảo với thế hệ trẻ tỉnh nhà
Thời gian qua, tinh ta đã có nhiều hoạt động hướng về phần máu thịt biển, đảo của Tổ quốc. Lực lượng thanh thiếu niên là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc giáo dục về lý tưởng cách mạng và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của biển, đảo đối với thế hệ trẻ tỉnh nhà được Tỉnh Đoàn xác định là yếu tố vô cùng quan trọng. Đồng chí Hoàng Xuân Giao, Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: "Thời gian qua, Tỉnh Đoàn đã thực hiện nhiều hoạt động góp phần tăng cường công tác tuyên truyền biển, đảo trong tỉnh cho ĐV-TN và các tầng lớp nhân dân. Với những hoạt động đa dạng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao kiến thức về biển, đảo, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi ĐV-TN và tổ chức Đoàn đối với việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Nổi bật như ngày 10/4/2019, tại Cung văn hóa tỉnh, Tỉnh Đoàn tổ chức tuyên truyền về "Chủ quyền biển đảo, biên giới đất liền cho cán bộ đoàn cơ sở” cho hơn 100 cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh. Hay chương trình triển lãm và thi vẽ tranh chủ đề "Em yêu biển đảo quê hương” năm 2019 với thông điệp tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, biên giới đất liền cho thanh thiếu nhi hàng năm. Tại đây, các em học sinh được tuyên truyền về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo, biên giới đất liền đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; kiến thức chủ quyền biển, đảo, biên giới đất liền; thông tin một số hình ảnh khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 8/2019, đông đảo ĐV-TN tham gia triển lãm ảnh và diễu hành xe cổ động tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam. Ngoài ra, Tỉnh Đoàn đã tổ chức hoạt động thăm hỏi, tặng quà gia đình có cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại khu vực biên giới, hải đảo sinh sống trên địa bàn huyện Lạc Sơn…
Những việc làm có ý nghĩa đó đã góp phần quan trọng mang tinh thần của tuổi trẻ tỉnh nhà đến gần hơn với chiến sỹ và nhân dân nơi hải đảo xa xôi của Tổ quốc.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Bốn Mường Hòa Bình đều có các xóm, xã vùng cao. Do vị trí địa lý có nhiều khó khăn, trở ngại nên các địa phương này vẫn là nỗi lo toan, trăn trở về sự phát triển nhiều mặt của các cấp, các ngành. Vì thế hồi còn công tác tôi đã nhiều lần lên với các xã vùng cao của các Mường: Bi, Vang, Thàng. Huyện Kỳ Sơn (nay thuộc TP Hòa Bình) là vùng đất thấp hơn nhưng cũng có xã Độc Lập và xóm Dối (xã Dân Hạ) thuộc diện vùng cao.
(HBĐT) - Vạt nắng xuân vàng óng ả, cánh hoa đào chúm chím, lộc xanh mơn mởn của núi rừng báo hiệu mùa xuân đã về trên vùng cao Yên Thượng - nay là xã Thạch Yên Sáu sáp nhập (Cao Phong). Sắc xuân của núi rừng hòa quyện trong tiếng chiêng trầm hùng tạo nên không khí xuân nhộn nhịp khắp các xóm. Từng nhà, từng người ai cũng vui vẻ, phấn khởi với niềm vui xã nhà được UBND huyện Cao Phong chọn là điểm để thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch.
(HBĐT) - Khi ánh hoàng hôn dần buông xuống bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) cũng là lúc đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân do đại tá Võ Văn Tuyến, Phó Tư lệnh dẫn đầu bước vào cuộc hành trình thăm, tặng quà Tết và cùng đón xuân sớm cùng những người lính biển.
(HBĐT) - Nơi đầu sóng, ngọn gió, bông hoa san hô nở rộ đỏ thắm như trái tim kiên cường, nồng ấm của người lính biển. Nơi đất liền, những người vợ, người mẹ ngày đêm kiên cường như nhành hoa san hô vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lặng lẽ gánh vác, lo toan chu toàn mọi việc trong gia đình để những người lính nơi đảo xa vững vàng trước sóng gió biển khơi...
(HBĐT) - Myanmar, một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có lịch sử lâu đời, trải nhiều biến cố lịch sử. Mãi đến năm 1948, quốc gia này mới giành được độc lập từ tay thực dân Anh. Đến năm 2015, chính quyền dân sự mới được thiết lập, kết thúc chế độ độc tài quân sự và thời kỳ bị cấm vận trì trệ, đất nước mới bắt đầu mở cửa bang giao với thế giới. Vì thế, Myanmar là một trong số ít quốc gia vẫn giữ được những nét nguyên sơ của thiên nhiên và văn hóa, là điểm thu hút du khách đến thăm quan, khám phá.
(HBĐT) - Nếu địa danh Móng Cái được coi là địa đầu của Tổ quốc thì đảo Trần thuộc huyện Cô Tô (Quảng Ninh) được coi là đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Đảo cách đường phân định trên Vịnh Bắc Bộ chỉ 4 - 5 km. Đảo Trần cách đảo Cô Tô lớn khoảng 45 km về phía Đông Bắc, cách cảng Vạn Gia của TP Móng Cái khoảng 25 km về phía Nam. Ngoài các đơn vị bộ đội đóng quân còn có các hộ dân sinh sống.