(HBĐT) - Năm 1970 là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn cực kỳ cam go, quyết liệt, nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam trở nên cấp bách. Thực hiện lệnh tổng động viên của Nhà nước, rất nhiều thanh niên quê hương Hòa Bình đã xung phong lên đường ra trận. 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về những ngày tổng động viên, về một thời "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai" không thể nào quên trong lòng những chiến sỹ cách mạng.



Ông Bùi Tuấn Hải (người ngồi thứ hai, bên phải), Phó Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh tham gia tìm hài cốt liệt sỹ trong chiến tranh chống Mỹ.

"Hôm nay mình thức khuya, Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi bản tin chiến trường miền Nam... chưa bao giờ mình muốn được ra trận như lúc này...", đó là những dòng nhật ký của cựu chiến binh (CCB) Đinh Văn Định, tổ 2, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) ghi lại khi nghe tin chiến trường miền Nam vào năm 1970. Và những dòng nhật ký ấy đã theo ông ra trận sau gần 1 năm thực hiện lệnh tổng động viên của Đảng, Nhà nước. Nhớ về những năm tháng hào hùng ấy, ông Định kể: Khi đó tin tức của chiến trường miền Nam được cập nhật thường xuyên trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày nào cũng vậy, mỗi tin chiến trường đến lại như một lời hiệu triệu thanh niên chúng tôi lên đường nhập ngũ. Thời điểm đó, chúng tôi sống trong không khí hào hùng, thanh niên 18 - 20 tuổi ai cũng viết đơn ra trận. Rất nhiều người đang làm thầy giáo, sinh viên ở Thủ đô, làm công nhân trong các nhà máy đều gác lại nhiệm vụ để lên đường nhập ngũ. Ra trận không còn là nhiệm vụ mà đó là niềm tự hào".

Thực vậy, thời điểm năm 1970, khi đó, CCB Bùi Tuấn Hải, Phó Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh là thanh niên mới bước qua tuổi 17. Tuy nhiên, với khí thế sôi sục, cả nước ra trận, ông Hải đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Nói về những năm tháng không thể nào quên của thời tuổi trẻ, CCB của chiến trường Tây Nguyên năm xưa nhớ lại: Vào những năm tháng ấy, cả đất nước sục sôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thanh niên lúc bấy giờ khí thế rất hăng hái lên đường để được tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chính quyền và các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ đã động viên rất kịp thời để thanh niên yên tâm lên đường tòng quân nhập ngũ. Bản thân mỗi thanh niên đều nhận thấy trách nhiệm của mình trong cuộc kháng chiến cứu nước. Từ những thông tin ngoài chiến trường trở về, biết là rất ác liệt, nhưng không hiểu sao luôn có một điều nung nấu người thanh niên là khi nghe đánh được những đâu, thắng ở trận nào, rồi cả khí thế bắn rơi máy bay cũng là sự thôi thúc thanh niên và mọi tầng lớp Nhân dân. Không chỉ bản thân tôi, mà thanh niên lúc bấy giờ chỉ nghĩ muốn được tham gia, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến kiến quốc.

Khí thế ấy đã thôi thúc mọi tầng lớp thanh niên lên đường ra trận. Trong khoảng thời gian này, Hòa Bình đã động viên trên 1 vạn thanh niên vào quân đội, đi chiến đấu. Ngoài việc bổ sung cho quân chủ lực, quân địa phương, Hòa Bình đã tổ chức, huấn luyện 3 tiểu đoàn với 1.500 cán bộ, chiến sỹ trực tiếp bổ sung cho chiến trường miền Nam. Họ là những thanh niên ở nông thôn, ở các trạm, trại hoặc các trường học, rất nhiều công nhân, giáo viên đã lên đường nhập ngũ. Chính vì vậy đã tạo ra "trường đại học” trong quân ngũ. Mỗi người khi tham gia quân đội đều yêu hơn những vần thơ cách mạng, hiểu biết hơn về âm nhạc, hội họa và thành thạo hơn về khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật. Cũng chính những năm tháng rèn rũa trong quân đội đã giúp nhiều lớp thanh niên trưởng thành, sau này khi trở về địa phương đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương, đất nước.


Phương Linh


Các tin khác


Trên mảnh đất Quảng Nam trung dũng kiên cường

Nếu Củ Chi được tặng danh hiệu "Đất thép thành đồng” thì Quảng Nam là vùng đất "Trung dũng kiên cường” trong cuộc trường chinh vệ quốc.

Kỷ niệm 45 năm giải phóng Thừa Thiên - Huế - Bài 1: Khúc ca khải hoàn trên đất Cố đô

Giữa tháng 3/1975, khi quân địch thất thủ ở mặt trận Tây Nguyên, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã kịp thời chỉ đạo Mặt trận Trị Thiên Huế chớp lấy thời cơ, nhanh chóng chuyển hướng tấn công, tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Huế đỏ cờ bay

Cách đây 45 năm (ngày 26/3/1975), lá cờ cách mạng tung bay trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu (Huế), đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng. Nhân dịp này,  trân trọng giới thiệu bài viết "Huế đỏ cờ bay" của nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng đã trực tiếp tham gia tác nghiệp khi Huế giải phóng ngày ấy.

Thắm tình quân dân trên đảo tiền tiêu Hòn Chuối

(HBĐT) - Đảo Hòn Chuối nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây, là một trong những đảo tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc. Trên đảo có các đơn vị đứng chân như: Trạm rada 615, Đồn Biên phòng 704, Trạm hải đăng. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, những người lính đảo vẫn hàng ngày, hàng giờ nắm chắc tay súng vững vàng nơi đầu sóng.

Ký ức hào hùng của người lính Trường Sơn

(HBĐT) - Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một những những người đầu tiên của tỉnh tham gia xây dựng tuyến đường Trường Sơn. Những năm tháng chiến đấu, cống hiến xây dựng tuyến đường Trường Sơn huyền thoại luôn sâu đậm trong ký ức của ông.

Trạm rada 610... vững vàng nơi biển Tây Nam Tổ quốc

(HBĐT) - Một ngày trên đảo Thổ Chu, thuộc xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cho chúng tôi cảm nhận về cuộc sống rất đỗi bình dị mà đầy ắp tiếng cười của quân và dân trên đảo. Khi được hỏi về những người lính đảo, ai nấy đều hồ hởi, dành những lời ngợi khen, như thể họ đã trở thành một phần máu thịt của nơi đảo xa xôi này. Vượt con dốc dài từ bến cảng, chúng tôi gặp gỡ những người lính Trạm rada 610 thuộc Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục