(HBĐT) - Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một những những người đầu tiên của tỉnh tham gia xây dựng tuyến đường Trường Sơn. Những năm tháng chiến đấu, cống hiến xây dựng tuyến đường Trường Sơn huyền thoại luôn sâu đậm trong ký ức của ông.
Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh ôn lại kỷ niệm cống hiến, xây dựng tuyến đường Trường Sơn năm xưa.
Năm 1964, khi chiến tranh đang ở giai đoạn ác liệt, ông xung phong lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đơn vị bảo vệ từ dốc Thơm đến Sông Bạc, đèo 5 đến ngã ba Đông Dương. Những năm 1964-1969 gian khổ vô cùng, thiếu thốn đủ bề, một chiếc áo mưa, một đôi giày, chân đất chống lại khí hậu rừng thiêng nước độc. Dụng cụ là cuốc, xẻng thô sơ san đường, mở lối dưới mưa bom bão đạn cho xe đi tiếp viện vào chiến trường. Vật tư, thiết bị thiếu, cuộc sống gian khó. Một chút gạo phải rang lên, đổ nước cho trương ăn đỡ nhớ; củ mài, củ sắn, rau rừng lót dạ qua ngày. Số người bị sốt rét nhiều vô kể. Sau khi đường mòn dần định hình, từ gùi thồ để xe đạp đi, rồi vận chuyển ô tô, tăng thiết giáp, xe bốn bánh. Trong thiếu thốn cùng cực nhưng tinh thần bộ đội vẫn rất lạc quan, kiên cường vì mục tiêu, tất cả giữ trọng điểm quan trọng, hỗ trợ các đoàn xe chi viện, hành quân vào chiến trường. Từ năm 1967 - 1972, Mỹ tập trung đánh phá hủy diệt đường Trường Sơn. Bom đạn dội xuống không biết bao nhiêu mà kể, chất hóa học rải trắng rừng. Nhớ nhất là trận năm 1969, lữ đoàn đặc công di chuyển vào chiến trường đến dốc 48, cả đoàn có hơn 23 chiến sỹ hy sinh vì bom cháy. Bộ đội và thanh niên xung phong Trường Sơn đã không tiếc tuổi xuân, máu xương vì sự sống của con đường, đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bền bỉ, kiên cường trụ bám trận địa, trụ bám mặt đường, giữ vững mạch máu giao thông, đập tan mọi âm mưu và hành động đánh phá ngăn chặn của quân thù. Chỉ riêng đơn vị của Trung tá Nguyễn Tài Ba có 100 người, khi trở về đến nay chỉ còn 10 người.
Từ lối mòn giao liên bí mật len lỏi dưới các triền rừng, đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống trục dọc và trục ngang, ngày càng vươn mạnh vào chiến trường, vươn sâu vào các hướng chiến lược, không thể bị chặn cắt, với một hệ thống giao thông vĩ đại gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang với hơn 17.000 km đường xe cơ giới. Đường Trường Sơn chuyển vận toàn bộ sức mạnh tiềm tàng và to lớn từ hậu phương miền Bắc vào chi viện cho cách mạng miền Nam; cách mạng Lào, Cam-pu-chia; trở thành một chiến trường thu hút và tiêu diệt lớn sinh lực địch, góp phần xứng đáng vào Đại thắng mùa Xuân 1975.
Trung tá Nguyễn Tài Ba cho biết: Đường Trường Sơn được nhận định "Đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành trận đồ bát quái trong rừng rậm”, "Đường mòn Hồ Chí Minh không chỉ là con đường tiếp tế mà còn là biểu tượng của cuộc chiến tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử, trở thành con đường huyền thoại, một biểu tượng của dân tộc anh hùng, thể hiện quyết tâm và ý chí sắt đá của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ký ức hào hùng những ngày binh lửa tham gia xây dựng, chiến đấu trên đường Trường Sơn mãi mãi là biểu tượng khát vọng tự do, của ý chí, tinh thần Việt Nam luôn được trận trọng và giữ gìn.
Trung tá Nguyễn Tài Ba đã nghỉ hưu được 32 năm, tuổi cao nhưng vẫn đầy nhiệt huyết tham gia ban liên lạc, là Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Phát huy truyền thống bộ đội Trường Sơn năm xưa tích, ông cùng đồng đội cực tham gia các cuộc vận động "Hội viên Trường Sơn làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm nghèo, khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống”. Hội đã vận động xây dựng 21 nhà tình nghĩa, trao hàng trăm suất quà cho hội viên khó khăn, tích cực vận động hội viên tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
L.T
32 năm trước, vào ngày 14/3/1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
(HBĐT) - "Làm lính thời chiến, làm nông thời bình”, đó là điều được nhắc đến nhiều nhất khi chúng tôi tiếp xúc, trò chuyện với mỗi cán bộ, chiến sỹ Hải quân Tiểu đoàn 565 thuộc Vùng 5 Hải quân, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Không chỉ vững chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc, họ còn là những "nhà nông” thực thụ với những sản phẩm nông nghiệp "sạch” do chính mình làm ra nhằm tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống người lính.
Bài 2 - Từ ý tưởng đến hiện thực
(HBĐT) - Để phát huy được tối đa hiệu quả cũng như bảo vệ, quản lý đất thì công tác đánh giá đất đai có vai trò quan trọng. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy Bùi Văn Mậu chia sẻ: Qua nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi thấy rõ đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rộng, gồm cả không gian và thời gian, tự nhiên và KT-XH.
Bài 1 - Những khó khăn, bất cập trên vùng đất thuần nông
(HBĐT) - Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy có nhiều chuyển biến rõ nét. Đặc biệt, sau khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đẩy mạnh thực hiện dồn điền, đổi thửa gắn với xây dựng NTM, Yên Thủy là địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng bản đồ thổ nhưỡng. Theo đó, sản xuất nông nghiệp của huyện đã phát triển theo hướng bền vững, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, manh mún, người dân chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao.
(HBĐT) - Trong hải trình 16 ngày cùng đoàn công tác số 2 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) ra thăm, tặng quà Nhà giàn DK1 và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên biển, tôi đã được nghe những câu chuyện và chứng kiến những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của lính Nhà giàn, những người đã gác lại hạnh phúc riêng, niềm vui tuổi thanh xuân để tiếp bước cha anh, xung phong lên đường canh giữ vùng biển thiêng liêng ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
(HBĐT)-Chúng tôi vinh dự được tham gia hải trình 16 ngày cùng đoàn công tác Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng 2 Hải quân ra thăm, tặng quà các nhà giàn DK1 và tàu trực đang làm nhiệm vụ trên biển. 16 ngày lênh đênh trên biển mang đến nhiều cảm xúc, tự hào và trào dâng xúc động khi nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên các nhà giàn. Và rưng rưng bao yêu thương, trân trọng khi được chứng kiến sự hy sinh, gian khổ của các chiến sỹ nhà giàn, để giữ yên vùng biển Tổ quốc.