(HBĐT) - Trong căn phòng nhỏ đơn sơ chỉ có vài vật dụng thiết yếu, góc trân quý nhất đối với ông Phạm Minh Giám, tổ 25, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) là bức tường treo tấm ảnh đen trắng người lính cầm súng bị hoen mờ được phóng to. Bức ảnh đã được sử dụng trong nhiều tài liệu lịch sử liên quan đến chiến dịch mùa khô 1971 – 1972, và những chiến công hiển hách của quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (Lào). Bức ảnh đề nội dung: Chiến sỹ Phạm Minh Giám, c24e866 một mình đánh cao điểm 1433 (Đông nam Long Chẹng).
Dù tuổi đã cao, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Minh Giám vẫn thường xuyên tìm hiểu những tư liệu lịch sử, về cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.
"Trận đánh cao điểm 1433 để lại ấn tượng đặc biệt trong tôi…” – ông Phạm Minh Giám tự hào kể: "Bởi đây là thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến. Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội Lào đập tan nhiều cuộc hành quân xâm chiếm của địch ở Luông pha băng, Tây Mương Xủi – Xala Phu Khun, Đông và Nam Thà Khẹc, Nam Đường số 9, Nam Pạc Xê, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, và hỗ trợ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân Lào ở vùng địch kiểm soát…”.
Trong trận đánh cao điểm 1433, ông Phạm Minh Giám bấy giờ là Trung đội trưởng, chiến đấu trong đại đội đặc công c24, Trung đoàn 866, Quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng. Đây là thời điểm chiến đấu cam go, khi địch gia tăng áp lực bằng B52 cường độ cao, còn đối với ta, lại là thời điểm khẳng định khả năng tác chiến của cấp chiến lược và bản lĩnh của bộ đội. Trong đó, các đơn vị đặc công như c24e866 bí mật làm nhiệm vụ luồn sâu, áp sát, đánh thẳng vào căn cứ đầu não của địch. Cùng với các mũi tiến công trên phòng tuyến Vàng Pao, trận đánh của c24e866 trên cao điểm 1433 thuộc khuôn khổ đợt 2 của chiến dịch Z (23/12/1971 – 6/4/1972). Trận đánh thắng lợi đã thể hiện sự tinh nhuệ, xuất sắc của bộ đội Việt Nam, ta đã xóa sổ một cứ điểm lợi hại của địch, từ đó làm chủ trận địa, phá hủy trạm điều không, và chính thức khai thông con đường phía Đông Nam để các đơn vị tiến công đánh Long Chẹng.
Kết thúc chiến dịch Z, Trung đội trưởng Phạm Minh Giám được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất (1972), dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú (1972), chiến sỹ thi đua toàn quân (1972), dũng sĩ diệt Mỹ cấp II (1973), Huân chương Kháng chiến hạng ba, Huân chương Giải phóng hạng ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng ba… Tháng 12/1972, ông được kết nạp Đảng. Sang đầu năm 1973 được về nước dự Đại hội Chiến sĩ quyết thắng, Lễ duyệt binh 1/5, và vinh dự là 1 trong 50 đại biểu của Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia Đại hội Thanh niên Ba sẵn sàng toàn quốc.
Những năm tháng tòng quân ra trận đánh Mỹ trên chiến trường Lào đã khắc sâu trong ký ức của ông Phạm Minh Giám. Sau 9 tháng nhập ngũ và được huấn luyện đặc công, tháng 4/1971, ông cùng đơn vị hành quân sang chiến trường C (Lào) để góp sức làm nhiệm vụ quốc tế. Tân binh Phạm Minh Giám được nhận vào đại đội đặc công c242866, Quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng. Đây cũng là đơn vị mà ông gắn bó chiến đấu, trưởng thành trong suốt những năm tháng làm người lính quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.
Trong thời gian làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Lào, ông đã tham gia 2 chiến dịch lớn là chiến dịch mùa khô năm 1971-1972, chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum mùa mưa năm 1972. Với sự góp sức của những chiến sỹ Việt Nam, cách mạng Lào ngày càng lớn mạnh. Đến năm 1973, cách mạng Lào phát triển đã hỗ trợ tích cực cho Nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam (30/4/1975), quân và dân Lào nổi dậy giành chính quyền, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (tháng 12/1975).
Đây là trang sử vẻ vang, thể hiện thắng lợi to lớn của quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu thủy chung, nghĩa tình son sắt giữa 2 dân tộc Việt Nam – Lào. Góp phần viết nên trang sử vẻ vang đó là những người lính như ông Phạm Minh Giám - nguyên Trung đội trưởng, Đại đội Đặc công 24, Trung đoàn 866, Sư đoàn 31, Quân đoàn 3. Vì "đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, ông Phạm Minh Giám được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Đây là danh hiệu vô giá ghi nhận những năm tháng đầy tự hào của cá nhân ông, góp phần làm nên những năm tháng hào hùng của cả 2 dân tộc Việt Nam – Lào: chiến thắng sự xâm lược của đế quốc Mỹ.
Thu Trang
"Đội quân tóc dài" ra đời từ chiếc nôi của phong trào Đồng Khởi trên xứ dừa Bến Tre ngày 17/1/1960, là tên gọi của lực lượng đấu tranh chính trị trực diện của phụ nữ tham gia trong thời kỳ Đồng Khởi. "Đội quan tóc dài" sau khi xuất hiện đã đưa phong trào đấu tranh của phụ nữ Việt Nam lên một tầm cao mới.
(HBĐT) - Chuyến hành trình đi "ngược” lên đỉnh trời Hòn Khoai đưa chúng tôi đến với Trạm rada 595, Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân. Được mệnh danh như "đôi mắt thần” không mỏi canh giữ vùng biển, vùng trời Tây Nam của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) Trạm nỗ lực khắc phục khó khăn, nắm chắc tay súng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo thiêng liêng.
Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết Thắng là một trong những dấu ấn không quên của không quân Việt Nam. Trận đánh không chỉ có ý nghĩa trong hiệp đồng tác chiến của Quân đội ta mà còn khẳng định sự mưu trí, sáng tạo của lực lượng Không quân cách mạng trong những ngày quyết định thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngay sau khi chiếm được sân bay Đà Nẵng cùng với những máy bay địch bỏ lại, chúng ta đã triển khai ngay kế hoạch cho trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Những chiếc máy bay hư hỏng được sửa chữa.
Trận ném bom của Phi đội Quyết Thắng vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã được nhắc đến nhiều trong sử sách.
Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, tháng 7/1968, không những đưa Hướng Hóa trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và miền Nam được giải phóng mà còn tạo yếu tố quan trọng trong chiến thắng Xuân Hè 1972, giải phóng Quảng Trị; tạo đà cho cuộc Tổng tấn công mùa Xuân lịch sử năm 1975 để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.