Khơi thông "điểm nghẽn" đưa kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển
Thứ sáu, 5/6/2020 | 8:14:43 Sáng
(HBĐT) - Đến nay, kinh tế hợp tác, HTX phát triển đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng NTM, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân và phát triển KT-XH địa phương.
Điều đó khẳng định, Nghị quyết số 13-NQ/TU là một chủ trương đúng
đắn, giúp kinh tế hợp tác, HTX thoát khỏi tình trạng yếu kém tồn tại nhiều năm
liên tiếp. Mục tiêu đến năm 2025, kinh tế hợp tác, HTX đạt tốc độ tăng trưởng
9%; toàn tỉnh có 470 HTX hoạt động trở lên, có từ 70% HTX hoạt động khá, HTX
yếu kém chỉ còn dưới 5%…
Hợp tác xã Hà Phong (Cao Phong) tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và mở thêm cửa hàng giới thiệu sản phẩm. (Ảnh chụp tại Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại thị trấn Cao Phong).
Những hạn chế cần khắc phục
Sau 3 năm nỗ lực đưa kinh tế hợp tác, HTX vượt qua khó khăn, bên cạnh những thành tựu thì kinh tế hợp tác, HTX vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là hoạt động của các HTX chưa thực sự hấp dẫn, để thu hút lao động có chất lượng cao tham gia. HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Một số HTX yếu về năng lực sản xuất, quản trị. Số HTX được vay vốn tín dụng, giao đất, cho thuê đất chưa nhiều. HTX gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là ở những thị trường lớn.
Ngân sách hỗ trợ phát triển HTX còn hạn chế, nguồn vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh tới năm 2020 mới đạt 60% số vốn được phê duyệt. Một số HTX thành lập mới chưa bố trí được kinh phí hỗ trợ. Chưa có nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho HTX. Bên cạnh đó, một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo, chưa xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển HTX. Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX các cấp mỏng, cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc nên hiệu quả chưa cao. Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của HTX. Đa số HTX bị sụt giảm doanh thu, lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, trong khi vẫn phải duy trì các chi phí cần thiết như thuê mặt bằng, bến bãi, hỗ trợ thu nhập cho người lao động.
Ông Lê Đình Khuê, Giám đốc HTX Ong mật Lâm Sơn (Lương Sơn) chia sẻ: HTX được thành lập tháng 10/2019, với 13 thành viên, trên cơ sở vận động các hộ nuôi ong trên địa bàn xã Lâm Sơn đóng góp vốn để thành lập HTX. Toàn HTX có khoảng 1.300 - 1.500 đàn ong, sản lượng 10-15 tấn mật/năm. HTX chưa ký được hợp đồng tiêu thụ lâu dài với số lượng lớn, chủ yếu vẫn là bán lẻ. HTX chưa có trụ sở giao dịch, thực hiện giao dịch tại nhà của thành viên HTX. HTX gặp khó khăn trong vay vốn do không có tài sản để thế chấp. Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiêu thụ mật ong. HTX mong được các cấp, ngành quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí hoạt động, như có chính sách cho HTX vay vốn; hỗ trợ mua máy hạ thủy phần lọc bỏ lượng nước có trong mật ong…
Đồng chí Trần Văn Thành, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Kinh tế hợp tác, HTX còn nhiều hạn chế là do: Luật HTX và cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Nguồn ngân sách hỗ trợ HTX hạn chế, phân tán ở nhiều kênh vốn, chương trình khác nhau. Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể còn lúng túng. Tình hình thị trường biến động, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các tổ hợp tác, HTX. Nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo nhiều thách thức trong cạnh tranh. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ quản lý các HTX chưa thích ứng tốt trong môi trường kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Một số cán bộ chủ chốt của HTX còn có tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Quyết tâm vượt qua thách thức
Khắc phục những rào cản, vượt qua thách thức, đưa kinh tế hợp tác, HTX phát triển trong giai đoạn mới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề nghị: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, HTX đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 70, ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX), Luật HTX năm 2012 đến cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể (KTTT). Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước các cấp về KTTT; phát huy hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển KTTT các cấp. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn cho KTTT về cơ chế, chính sách, nguồn vốn.
Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; bố trí kinh phí hợp lý từ ngân sách tỉnh, ngân sách T.Ư hỗ trợ để thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX phát triển. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Tăng quy mô, phạm vi hoạt động của HTX, phát triển HTX mới, xây dựng hế thống HTX với cơ cấu hợp lý, phát huy lợi thế về ngành, lĩnh vực của tỉnh; tham gia tích cực vào chuỗi giá trị các hàng hóa chủ lực của tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thành viên tham gia HTX. Hàng năm, cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, để đến năm 2025 đạt 20 tỷ đồng. Củng cố, phát huy vai trò nòng cốt của Liên minh HTX tỉnh trong phát triển KTTT, HTX theo quy định.
Nhằm tạo động lực đưa kinh tế hợp tác, HTX phát triển, các cấp ủy Đảng cần đưa nhiệm vụ phát triển kinh tế hợp tác, HTX vào nội dung và chỉ tiêu thực hiện trong các văn kiện, nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, cũng như kế hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của địa phương; quan tâm phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong HTX. Bên cạnh đó, tỉnh cần nghiên cứu nội dung phát triển KTTT, HTX vào giảng dạy tại trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, các cơ sở đào tạo trong hệ thống chính trị, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong quá trình triển khai, đưa chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật về kinh tế hợp tác, HTX đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KTTT, HTX.
(HBĐT) -Khi nghe tiếng sấm báo hiệu thời khắc chuyển sang mùa mưa, cũng là lúc nhiều người dân ở xã vùng cao, vùng sâu của huyện Tân Lạc xuyên màn đêm leo lên những ngọn núi cao để tìm bắt ốc núi. Gặp may, có những người kiếm được nửa triệu đồng mỗi đêm, cũng có những hôm tay không trở về. Công việc thời vụ giúp bà con có thêm nguồn thu nhập, nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy hiểm.
(HBĐT) - Giờ đây, cùng với những cánh đồng lúa tít tắp mang dấu ấn của tiến trình dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT), trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả có múi, vùng nhãn, rau tập trung, góp phần tạo nên những thửa ruộng, khu vườn có diện tích lớn hơn, thuận lợi cho canh tác, hoạt động chứng nhận vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ.
Bài 2 - Tháo gỡ những vướng mắc trong dồn điền, đổi thửa
(HBĐT) - Từ sau thành công của huyện Yên Thủy đối với công tác dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT), BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 35, ngày 22/12/2017 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DĐ, ĐT. UBND tỉnh có Kế hoạch số 141, ngày 6/11/2018 về kế hoạch DĐ, ĐT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện. Trong đó, chú trọng tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DĐ, ĐT, vận động Nhân dân tự nguyện, tự giác thực hiện.
Bài 1 - Thành công bước đầu trong thực hiện dồn điền, đổi thửa
(HBĐT) - Ngày 11/2/2020, khi nghe tin trên đỉnh Tà Xông A có 3 cây thông Pà Cò bị Vàng A Trớ (SN 1984), trú tại xóm Hang Kia, xã Hang Kia chặt hạ, ngay lập tức, anh Bùi Văn Công, cán bộ phụ trách địa bàn xã Hang Kia - Pà Cò (Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) bất chấp cả mưa rét, chạy thẳng vào khu vực có 3 cây thông bị chặt hạ...
(HBĐT) - Cây thông là một loại cây mà suốt nhiều năm qua, mỗi cán bộ Ban quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) vẫn coi là thứ "vàng 10”. Họ bảo nhau phải giữ bằng được loài cây ấy. Cây còn, Khu bảo tồn còn...
(HBĐT) - 66 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), với những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa luôn tự hào về những năm tháng gian khổ, nhưng cũng đầy oanh liệt ấy.