(HBĐT) - Ngày 11/2/2020, khi nghe tin trên đỉnh Tà Xông A có 3 cây thông Pà Cò bị Vàng A Trớ (SN 1984), trú tại xóm Hang Kia, xã Hang Kia chặt hạ, ngay lập tức, anh Bùi Văn Công, cán bộ phụ trách địa bàn xã Hang Kia - Pà Cò (Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) bất chấp cả mưa rét, chạy thẳng vào khu vực có 3 cây thông bị chặt hạ...
Bài 2 - Giữ cho thông mãi xanh tốt - đau đáu một nỗi niềm
Khà A Lứ và Vàng Y Mại, xóm Hang Kia, xã Hang Kia thường xuyên phối hợp với cán bộ BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò tuần tra, bảo vệ quần thể 11 cây thông trên đỉnh núi Pà Cò (Mai Châu).
Nước mắt cho... thông
"Giữa hiện trường ngổn ngang thân cây bằng một ôm người lớn được đánh số, định danh 101, 102, 103 vừa mới bị chặt hạ. Gốc còn rỉ nhựa đỏ như máu. Chẳng ai bảo ai, nước mắt cứ thế lăn rơi...” - anh Bùi Văn Công nhớ lại.
Đó không phải là lần đầu, giọt nước mắt của những người giữ rừng phải chảy vì thông Pà Cò bị chặt hạ. Theo anh Nguyễn Tiến Khanh, Đội trưởng Đội Pháp chế (BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò), vào khoảng năm 2009 cũng đã xảy ra vụ chặt trộm thông Pà Cò. Ngay sau đó, đối tượng đã bị bắt giữ, xử lý hình sự. Tuy vậy, thiệt hại là vô cùng lớn. Vì "trong suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước vẫn đang bó tay trong việc nhân giống để gìn giữ, phát triển loài thông này.
Hiện nay, ngoài Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, thì tại Việt Nam, loài cây này phân bố rất hẹp, chỉ gặp ở một số vùng núi có độ cao từ 1.000 m trở lên ở các tỉnh Thanh Hóa, Cao Bằng, Hòa Bình. Không chỉ có giá trị cao trong đời sống, gỗ thơm, vân đẹp, thông Pà Cò còn có giá trị đặc biệt trong nghiên cứu khoa học. Quần thể thông Pà Cò ở Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò còn giữ được xem là lớn nhất Việt Nam. Trong tự nhiên, khả năng tái sinh của loài này cũng rất kém. Hầu như không gặp cây con tái sinh, mà chỉ gặp những quần thể cây trưởng thành. Số cá thể trưởng thành của loài cây này đang bị suy giảm nghiêm trọng, quần thể đang bị chia cắt, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ, mất dần nguồn gen” - đồng chí Bùi Văn Đoàn, Trưởng BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò lo lắng.
Đau đáu một nỗi niềm
"Có một thực tế là ở nơi nào còn "giàu” về tài nguyên rừng, thì nơi đó đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ. Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò cũng không nằm ngoại lệ. Nhất là khi cuộc sống của đại bộ phận người dân nằm ở "vùng lõi” Khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn” - anh Nguyễn Tiến Khanh nhấn mạnh. Theo đó, khu vực "lõi” bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn nằm trọn trên địa bàn 2 xã Hang Kia - Pà Cò. Trong khi đó, đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông, với tập quán canh tác làm nương rẫy, phụ thuộc vào rừng. Do vậy, đang đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ tại những nơi này.
Theo ghi nhận của BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, những năm qua, hầu như các vụ xâm hại rừng chủ yếu xảy ra tại địa bàn 2 xã này. Anh Sùng A Vàng, Phó BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò vốn là một người Mông ở xã Pà Cò, nên rất hiểu những ảnh hưởng, tác động từ cuộc sống người dân tới rừng. Anh Sùng A Vàng cho biết: Chúng tôi cũng đã tuyên truyền, vận động người dân rất nhiều. Nhưng tình trạng khai thác, xâm hại rừng vẫn diễn ra. Trong đó, vụ xâm hại, chặt phá 3 cây thông Pà Cò vào ngày 11/2/2020 vừa qua là một ví dụ điển hình. Anh Nguyễn Tiến Khanh chia sẻ: Không riêng gì ở Hang Kia - Pà Cò, mà tình hình xâm hại rừng diễn ra ở hầu khắp các xã có diện tích rừng của Khu bảo tồn. Trong khi đó, về phía Khu bảo tồn thì lực lượng mỏng, hiện cả BQL chỉ có 11 cán bộ, có 6 người trực tiếp làm công tác quản lý, bảo vệ. Với các loại cưa xăng phổ biến như hiện nay, việc xâm hại, chặt phá diễn ra rất nhanh. Chỉ dăm bảy phút là có thể chặt hạ được 1 cây to bằng cả 1 ôm người lớn. Khi mình phát hiện thì việc cũng đã rồi, cây đã bị chặt hạ. Còn đối tượng thì chỉ cần thấy bóng dáng lực lượng chức năng đã ngay lập tức lẩn trốn, hiện trường chỉ còn lại những cây gỗ bị chặt hạ nằm ngổn ngang. Nhìn xót ruột lắm. Như trong tháng 2 vừa qua, chúng tôi đã phát hiện 3 vụ chặt phá rừng nghiêm trọng. Điển hình như ngày 7/2, khi kiểm tra tại khu vực rừng thuộc xóm Chà Đáy, xã Pà Cò phát hiện 14 cây gỗ, tổng khối lượng đo được là 8,639 m3 bị chặt hạ; ngày 11/2 phát hiện 1 vụ chặt hạ 3 cây thông Pà Cò, tổng khối lượng 1,291 m3; ngày 12/2 phát hiện 44 cây gỗ bị chặt hạ tại khu vực xã Hang Kia, tổng khối lượng 5,289 m3 trên diện tích rừng bị phá 1.660 m2...
Xuất phát từ thực tế đó, "chúng tôi xác định để giữ được rừng thì cần phải dựa vào dân. Coi người dân trở thành tai mắt, cánh tay nối dài; đưa họ trở thành những người giữ rừng. Đã có nhiều người như Khà A Lứ, Vàng Thị Mại (xã Hang Kia), Sùng A Lơ, Sùng A Vơ (xã Pà Cò)... từ chỗ chỉ biết gắn cuộc sống của mình với rừng, đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Như ông Khà A Lứ và bà Vàng Thị Mại đã nhận giữ hàng trăm ha rừng. Trong đó, diện tích rừng gia đình ông Khà A Lứ nhận bảo vệ có 11 cây thông Pà Cò, cùng nhiều loại cây quý. Với cách làm đó, diện tích rừng được giao cho người dân quản lý, bảo vệ đều được quản lý, giữ gìn tốt, không có vụ xâm hại nào xảy ra”- đồng chí Bùi Văn Đoàn nhấn mạnh.
Từ thành công đó, hiện nay, BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò đang triển khai việc giao rừng cho người dân cùng với cán bộ của BQL để quản lý, bảo vệ. "Điều này là rất tốt, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết phải làm sao để giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gắn với quản lý, bảo vệ rừng. Khi cuộc sống người dân ổn định, không phụ thuộc vào rừng, thì khi đó mình mới yên tâm, không lo rừng bị xâm hại” - anh Sùng A Vàng, Phó BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò băn khoăn...
Mạnh Hùng
Bài 1 - Trường Sa đang đổi thay từng ngày
(HBĐT) - Được đế thăm Trường Sa - quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc, với chúng tôi đó là niềm vinh dự, tự hào và một trải nghiệm quý báu của tuổi trẻ. Với hải trình gần 20 ngày, chúng tôi được gặp gỡ quân dân ở các đảo tiền tiêu, nghe những câu chuyện kể về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
(HBĐT) - Sau 45 năm được giải phóng (1975 - 2020), ngày nay, quân và dân Trường Sa tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng đảo ngày càng mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết tình quân dân.
(HBĐT) - Tuổi càng cao, sức càng yếu, các mẹ lại càng đau đáu với hoài niệm xưa. Bởi vậy, tháng Tư về, lòng mẹ lại cuộn dâng nỗi nhớ... Lần nào đến thăm mẹ Chố cũng vội vì thường đi cùng đoàn, nên tôi không có dịp được nghe mẹ tâm sự. Qua chia sẻ từ các cháu nội của mẹ được biết, mấy chục năm qua, bà của họ không nguôi nỗi nhớ về miền Nam. Bởi ở đó, 2 người con trai của bà đã mãi mãi không trở về.
(HBĐT) - Nghĩa tình Hòa Bình - Gia định đã từng là một mối tình gắn bó keo sơn. Sau nhiều năm câu chuyện về một thời hào hùng đó vẫn còn được kể. Ngã ba Khăm Chỉ, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) hiện vẫn còn cây đa và cây gạo cổ thụ. Cây đa do chính tay đồng chí Hồ Thị Bi, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định trồng, còn cây gạo do đồng chí Bùi Văn Kín, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình trồng từ năm 1963, để minh chứng cho nghĩa tình Hòa Bình - Gia Định mãi bền chặt.
Trên đà chiến thắng giòn giã khắp chiến trường miền Nam, trong tháng 2-3/1975, quân và dân tỉnh Cà Mau đã chiến thắng nhiều trận đánh quan trọng.
Những ngày cuối tháng tư năm 2020, tại căn nhà nhỏ thuộc khu phố Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nhân chứng lịch sử Nguyễn Thị Ngọc Mỹ kể lại câu chuyện năm xưa ngồi trên xe tăng dẫn đường cho đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn cách đây 45 năm (30/4/1975 - 30/4/2020).