(HBĐT) - Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có vai trò quan trọng về AN-QP. Những chiến sỹ của đảo tiếp nối truyền thống cha anh, bằng ý chí sắt đá, quả cảm, luôn vững vàng canh giữ biển, đảo quê hương. Đồng thời, hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền, Nhân dân từng bước phát triển về mọi mặt KT-XH.


Một góc đảo Cồn Cỏ hôm nay.

Đảo Cồn Cỏ nhiều năm nay có nhiều đổi thay. Những tuyến đường bê tông đang được mở rộng, nối dài. Trên đảo có nhiều đơn vị thuộc Vùng 3 Hải quân đứng chân. Cùng với thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sỹ (CB,CS) luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị nắm chắc tình hình, tổ chức tuần tra, kiểm soát biển, đảo; bảo vệ các ngày lễ, Tết, các sự kiện diễn ra trên đảo; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đấu tranh, ngăn chặn, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.

Đại tá Võ Văn Tuyến, Phó Tư lệnh Vùng 3 Hải quân cho biết: CB,CS, lực lượng vũ trang trên đảo kế thừa, phát huy truyền thống anh hùng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Bên cạnh đó, CB,CS cũng luôn được quán triệt thực hiện tốt phương châm "gần dân, hiểu dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân”.

CB,CS thường xuyên bám nắm địa bàn, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, vận động Nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, sẵn sàng giúp Nhân dân khi khó khăn… CB,CS thường xuyên đến từng hộ động viên, thăm hỏi, hướng dẫn Nhân dân cách làm ăn…, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sinh sống.

Ðảo Cồn Cỏ ở độ cao trung bình từ 7 - 10 m so với mực nước biển. Ðảo có ngư trường khoảng 9.000 km2, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, đảo Cồn Cỏ là nơi trung chuyển người, lương thực, vũ khí vào chiến trường miền Nam. Do nằm trên vĩ tuyến 17, nên đảo Cồn Cỏ được coi là "mắt thần” trên biển Đông.

Tháng 4/2018, tỉnh Quảng Trị đã khai trương tuyến du lịch đảo Cồn Cỏ. Với lợi thế là một hòn đảo hoang sơ, diện tích rừng che phủ đến 80%, đa dạng sinh học biển và rừng. Những năm gần đây, Cồn Cỏ đang định hướng tập trung phát triển kinh tế, thu hút khách du lịch đến đảo.

Đồng chí Trương Khắc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ cho biết: Năm 2019, huyện đã làm tốt công tác quy hoạch, tập trung từng bước xác lập cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - thủy sản, phát triển KT-XH đi đôi với đảm bảo QP-AN. Thống kê trong năm vừa qua, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội gần 53 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách của huyện đạt hơn 29 tỷ đồng; thu hút lượng khách đông đảo, với gần 6.300 người đến thăm quan, doanh thu du lịch đạt gần 7,5 tỷ đồng; khai thác thủy sản trên 5.550 tấn; thu nhập bình quân đạt gần 44 triệu đồng/người/năm.

Năm 2020, huyện đảo Cồn Cỏ phấn đấu thu hút trên 8.500 lượt khách du lịch, thu nhập bình quân của người dân tăng 8% trở lên. Từng bước hoàn thiện tuyến giao thông giữa đảo và đất liền, có thêm từ 2 - 3 tàu vận tải hành khách.

Hiện, Cồn Cỏ đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch, đóng mới đội tàu du lịch để kết nối đất liền với Cồn Cỏ. Cùng với đó, chú trọng phát triển các loại hình du lịch như lặn biển ngắm san hô, thăm quan khu rừng đặc dụng và các loài sinh vật cảnh đặc trưng. Đảo Cồn Cỏ cũng được kết nối với Cửa Việt và Cửa Tùng để tạo thành "tam giác" du lịch biển, qua đó, đưa du lịch thành ngành mũi nhọn của địa phương.


Hồng Trung


Các tin khác


Giữ “vàng” ở đỉnh Tà Xông

(HBĐT) - Ngày 11/2/2020, khi nghe tin trên đỉnh Tà Xông A  có 3 cây thông Pà Cò bị Vàng A Trớ (SN 1984), trú tại xóm Hang Kia, xã Hang Kia chặt hạ, ngay lập tức, anh Bùi Văn Công, cán bộ phụ trách địa bàn xã Hang Kia - Pà Cò (Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) bất chấp cả mưa rét, chạy thẳng vào khu vực có 3 cây thông bị chặt hạ... 


Giữ “vàng” ở đỉnh Tà Xông

(HBĐT) - Cây thông là một loại cây mà suốt nhiều năm qua, mỗi cán bộ Ban quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) vẫn coi là thứ "vàng 10”. Họ bảo nhau phải giữ bằng được loài cây ấy. Cây còn, Khu bảo tồn còn...

Ký ức về những ngày phục vụ chiến dịch

(HBĐT) - 66 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), với những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa luôn tự hào về những năm tháng gian khổ, nhưng cũng đầy oanh liệt ấy.

Trên đồi A1 hôm nay

Là một trong những cứ điểm quan trọng bảo vệ Sở Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, được người Pháp gọi với cái tên mỹ miều Eliane 2, song với chúng ta tên gọi đồi A1 lại gần gũi, thiêng liêng hơn cả. Bởi chỉ ở đồi A1 năm ấy (1954) mới có một tiếng nổ rung trời mà bộ đội ta theo lệnh tổng tấn công.

Trường Sa trong lần gặp gỡ đầu tiên

Bài 2 - Có một Trường Sa "gần” như thế
(HBĐT) - Trong lần gặp gỡ đầu tiên, Trường Sa quả thật mới lạ, độc đáo và cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Nhưng mỗi lần đặt chân đến mỗi đảo lại cho cảm giác thân thương như khi trở về nhà.

Trường Sa trong lần gặp gỡ đầu tiên

Bài 1 - Trường Sa đang đổi thay từng ngày

(HBĐT) - Được đế thăm Trường Sa - quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc, với chúng tôi đó là niềm vinh dự, tự hào và một trải nghiệm quý báu của tuổi trẻ. Với hải trình gần 20 ngày, chúng tôi được gặp gỡ quân dân ở các đảo tiền tiêu, nghe những câu chuyện kể về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục