(HBĐT) - 66 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), với những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa luôn tự hào về những năm tháng gian khổ, nhưng cũng đầy oanh liệt ấy.



Ông Bùi Chí Thanh (ngoài cùng bên trái), phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) ôn lại truyền thống lịch sử những ngày tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhắc đến nghệ sỹ ưu tú Bùi Chí Thanh, những người yêu văn hóa Mường đều biết đến ông, nhưng có lẽ ít ai biết được rằng, nghiệp văn hóa nghệ thuật đến với ông từ cuối năm 1953, khi ông trở thành diễn viên đoàn văn công tiền phương vinh dự được đi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhớ lại những năm tháng hào hùng ấy, ông chia sẻ: Đó là những năm tháng ác liệt, dường như cả miền Bắc đổ về Điện Biên Phủ. Trên những tuyến đường Tây Bắc, bộ đội chủ lực hành quân, dân công hỏa tuyến tải đạn, gánh gạo phục vụ chiến dịch, vừa đi vừa đối mặt với những trận ném bom của địch, những trận phục kích của lính Pháp, nhưng ai cũng quyết tâm, anh em một lòng tin tưởng. Giữa những trận đánh, chúng tôi vẫn hát cho nhau nghe, diễn kịch phục vụ bộ đội ngay tại chiến trường.

Và cũng từ đó, cuộc đời ông nối dài bằng những chuyến đi, qua những bản làng miền Tây khoáng đạt, cuối cùng chọn chốn dừng chân là "cái nôi văn hóa Hòa Bình”. Đến nay, dù đã trở thành một nhà nghiên cứu, ông Bùi Chí Thanh không bao giờ quên những năm tháng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa ông đến với nghiệp văn hóa nghệ thuật.

Không chỉ ông Bùi Chí Thanh, với những người đã từng được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đó quả là những năm tháng hào hùng luôn ghi mãi trong tim. Tham gia dân công hỏa tuyến từ khi còn rất trẻ, với nhiệm vụ gánh gạo phục vụ chiến dịch, ông Bùi Văn Nhân (Lương Sơn) đã viết trong hồi ký của mình (đăng trong tập Hồi ký cách mạng Hòa Bình): "Ngày nào cũng vậy, từ lúc mặt trời chưa ngủ dậy, những bước chân của chúng tôi đã rậm rịch trên các sườn núi, trong các rừng cây, theo những con đường ngoằn ngoèo như con rắn lội. Khi gà đã gáy sang canh hai, canh ba, chúng tôi mới ngả lưng xuống bất cứ chỗ nào”. Ông Nhân cùng rất nhiều người con của Hòa Bình đã tham gia tải gạo, tải đạn ra tiền tuyến. Đây cũng là thời điểm máy bay địch liên tục phục kích, bắn phá. Tuy nhiên, bất chấp nguy hiểm, bằng sức người, gánh vác trên vai, đẩy xe thồ, từng đoàn dân công nối dài đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đúng như ông Nhân đã chia sẻ: "Sau khi trở về địa phương được 3 hôm thì tôi được tin chiến dịch đã bắt đầu, quân ta đang thắng lớn. Tôi nghĩ: thế nào những số hàng của chúng tôi chuyển qua đường 6 cũng đã đến tay các anh bộ đội rồi, mong các anh cố gắng đánh giỏi, giết được nhiều giặc, hậu phương chúng tôi lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ các anh đánh thắng thằng Tây để giành độc lập, tự do" - (trích hồi ký Chuyển hàng ra mặt trận).

Quyết tâm ấy đã được thể hiện trong suốt quá trình chuẩn bị chiến dịch và 56 ngày đêm chiến dịch diễn ra ác liệt. Phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, toàn tỉnh đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng từ Hòa Bình lên điểm tập kết; 170.000 người hậu phương xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội. Tỉnh đã cung cấp cho mặt trận 39.517 kg thịt, 1.840 m3 gỗ, hàng vạn cây tre, bương… Những đóng góp đó đã góp phần vào thắng lợi chung - chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

 

Những con số lịch sử 

Cách đây tròn 66 năm, ngày 7/5/1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX. Chiến dịch thắng lợi cũng là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam với những con số hết sức ấn tượng. 

I. Lực lượng tham gia

Lực lượng quân ta: Tính đến trước giờ nổ súng, quân ta có 51.445 người.

Lực lượng địch: Quân số ban đầu là 10.814 người, sau được tăng viện 4.291 người. Tại thời kỳ cao điểm lên tới khoảng 16.200 người.

Quân số hậu cần chiến dịch: 3.168 người, phân bổ trong 7 đội điều trị, 1 đội vận tải ô tô 446 xe, 18 binh trạm và trạm điều chỉnh giao thông, kho quân nhu, quân khí.

Lực lượng tăng cường: 4 tiểu đoàn công binh sửa đường, 2 đại đội thông tin, 2 tiểu đoàn 37 mm (24 khẩu) và đại đội 12,7 mm.

Lực lượng dân công: 261.453 người với 3 triệu ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng, 500 ngựa thồ; 18.200 cán bộ và đội viên thanh niên xung phong.

Lương thực, thực phẩm cung cấp trong chiến dịch: 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn các loại thực phẩm khác; 1.860 lít dầu ăn, 280 kg mỡ; 71 tấn quân trang; 1.783 tấn xăng dầu; 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y.

Tổng khối lượng cung cấp vũ khí - đạn dược cho chiến dịch: 30.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn.

II. Kết quả chiến dịch

Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch: Tổng số địch bị tiêu diệt và bắt sống tại Điện Biên Phủ bằng 4% quân số địch ở Đông Dương, 20% lính Âu - Phi.

Thu giữ: 28 khẩu pháo, 5.915 khẩu súng lớn nhỏ, 3 xe tăng, 64 ô tô, 43 tấn dụng cụ thông tin, 20 tấn thuốc quân y, 40 tấn đồ hộp, 40.000 lít xăng, bắn rơi 62 máy bay.

Con số thương vong: quân ta hy sinh 4.020 người, mất tích 792 người, bị thương 9.118 người.

P.V (TH)

 

Phương Linh

Các tin khác


Chuyện về hai người mẹ luôn se sắt nỗi nhớ niền Nam

(HBĐT) - Tuổi càng cao, sức càng yếu, các mẹ lại càng đau đáu với hoài niệm xưa. Bởi vậy, tháng Tư về, lòng mẹ lại cuộn dâng nỗi nhớ... Lần nào đến thăm mẹ Chố cũng vội vì thường đi cùng đoàn, nên tôi không có dịp được nghe mẹ tâm sự. Qua chia sẻ từ các cháu nội của mẹ được biết, mấy chục năm qua, bà của họ không nguôi nỗi nhớ về miền Nam. Bởi ở đó, 2 người con trai của bà đã mãi mãi không trở về. 

Gia Định gọi - Hòa Bình đáp lời

(HBĐT) - Nghĩa tình Hòa Bình - Gia định đã từng là một mối tình gắn bó keo sơn. Sau nhiều năm câu chuyện về một thời hào hùng đó vẫn còn được kể. Ngã ba Khăm Chỉ, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) hiện vẫn còn cây đa và cây gạo cổ thụ. Cây đa do chính tay đồng chí Hồ Thị Bi, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định trồng, còn cây gạo do đồng chí Bùi Văn Kín, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình trồng từ năm 1963, để minh chứng cho nghĩa tình Hòa Bình - Gia Định mãi bền chặt.

Giải phóng thị xã Cà Mau - ngày non sông nối liền một dải

Trên đà chiến thắng giòn giã khắp chiến trường miền Nam, trong tháng 2-3/1975, quân và dân tỉnh Cà Mau đã chiến thắng nhiều trận đánh quan trọng.

Chuyện cô gái trẻ ngồi trên xe tăng dẫn đường cho bộ đội tiến vào giải phóng Sài Gòn

Những ngày cuối tháng tư năm 2020, tại căn nhà nhỏ thuộc khu phố Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nhân chứng lịch sử Nguyễn Thị Ngọc Mỹ kể lại câu chuyện năm xưa ngồi trên xe tăng dẫn đường cho đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn cách đây 45 năm (30/4/1975 - 30/4/2020).

Những năm tháng không quên của Anh hùng Phạm Minh Giám

(HBĐT) - Trong căn phòng nhỏ đơn sơ chỉ có vài vật dụng thiết yếu, góc trân quý nhất đối với ông Phạm Minh Giám, tổ 25, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) là bức tường treo tấm ảnh đen trắng người lính cầm súng bị hoen mờ được phóng to. Bức ảnh đã được sử dụng trong nhiều tài liệu lịch sử liên quan đến chiến dịch mùa khô 1971 – 1972, và những chiến công hiển hách của quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (Lào). Bức ảnh đề nội dung: Chiến sỹ Phạm Minh Giám, c24e866 một mình đánh cao điểm 1433 (Đông nam Long Chẹng).

"Tất cả vì miền Nam ruột thịt" - Bài cuối: Non sông một dải

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn bằng những bước chân thần tốc, táo bạo, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới, quyết chiến đã giành lấy toàn thắng. Miền Nam được giải phóng, non sông một dải, Sài Gòn được giữ gần như nguyên vẹn và ta nhanh chóng tiếp quản thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục