(HBĐT) - Phát triển kinh tế xanh là bước đi bền vững, xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện tại và trong tương lai. Xu thế này đã và đang được chứng minh qua thực tế của các nước tiên tiến trên thế giới và một số tỉnh, thành phố trong nước. Lần đầu định hướng, mục tiêu phát triển xanh - xanh nữa là quan điểm xuyên suốt, bao trùm trên tất cả các lĩnh vực trong những năm tới được xác định cụ thể trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 


Nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) sản xuất chè hàng hóa theo tiêu chuẩn an toàn.

Nhiều năm trước, cũng như nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, do những yếu tố khách quan, lịch sử, các hoạt động phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh ít được chú trọng tới bảo vệ môi trường (BVMT). Và thực tế hoạt động phát triển công nghiệp, khai thác tài nguyên, cũng như ở nhiều lĩnh vực khác đã gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT), ảnh hướng lớn đến đời sống của Nhân dân. Có thời điểm, tỉnh phát triển có nhiều nhà máy xi măng lò đứng, công suất khoảng 8 vạn tấn/năm, người dân, người lao động phải chịu đựng khói bụi, tiếng ồn, sau nhiều năm khai thác đã phải khai tử hoặc chuyển đổi công nghệ. Nhà máy mía đường được quy hoạch và xây dựng ở trong lòng thị xã Hòa Bình (nay là TP Hoà Bình) năm nào cũng đã phải di dời ra khỏi địa bàn và đến nay không còn hoạt động. Các cơ sở sản sản xuất gạch nung thủ công cũng dần bị loại bỏ. Nhiều cơ sở sản xuất gây ÔNMT tồn tại không được bao lâu vì các quy định của Nhà nước, phản ứng của người dân. Gần đây, các hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy… được biết đến phát sinh nhiều nguy hại, ÔNMT, ám ảnh người dân, trong khi đó đóng góp không nhiều, lại phá hoại hạ tầng giao thông…

Những năm gần đây, kinh tế xanh đang là xu thế phát triển tất yếu được đề cập đến trong quá trình phát triển nhiều quốc gia, địa phương trong nước. Kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: kinh tế - xã hội - môi trường. Kinh tế xanh có tính chất bền vững, là những hoạt động tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội, con người. 

Nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã thành công khi thực hiện phát triển xanh. Như tỉnh Quảng Ninh đi đầu trong quy hoạch, đã có những thành công lớn trong việc chuyển đổi mô hình phát triển từ "nâu” sang "xanh”, được nhiều địa phương học tập.

Hòa Bình là tiếp giáp với Thủ đô và nằm trong quy hoạch phát triển vùng Thủ đô Hà Nội. Tỉnh có cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa còn "sạch”, chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động phát triển kinh tế. Dưới quan điểm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cũng như các chuyên gia, dư địa phát triển của tỉnh còn nhiều nếu biết tận dụng và khai thác những lợi thế này. 

Nghị quyết, các chương trình hành động, các đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã thể hiện quan điểm xuyên suốt và nhất quán là thực hiện phát triển xanh, xanh và xanh hơn nữa để mỗi người dân thụ hưởng thành quả của đổi mới. Quan điểm này đang được Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tỉnh khẩn trương lập quy hoạch tỉnh tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu trở thành tỉnh hàng đầu khu vực Tây Bắc, nguyên tắc lập quy hoạch phải bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh là xanh, bền vững; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ; phát triển nông nghiệp cung cấp các sản phẩm nông nghiệp phục vụ Thủ đô Hà Nội; du lịch là mũi nhọn, tập trung phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, suối nước khoáng nóng Kim Bôi; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo; xây dựng cơ chế thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin… Các định hướng, nguyên tắc phát triển xanh bền vững được nghị quyết, các chương trình hành động xác định quan điểm phát triển bao trùm trên tất cả lĩnh vực phát triển KT-XH, QP-AN. 

Tỉnh xác định rõ mục tiêu và hướng đi trong những năm tới, đó là: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu. Về phát triển đô thị theo hướng đô thị sinh thái, thu hẹp hoạt động khai thác tài nguyên đá để tạo không gian sinh thái cho phát triển đô thị; tăng cường việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, thị trường tiêu thụ, BVMT; đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và nông nghiệp hữu cơ, sản xuất sạch, an toàn, cung cấp sản phẩm cho vùng Thủ đô Hà Nội. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản. Phát triển du lịch phải gắn mới mục tiêu giữ gìn và BVMT sinh thái với phương châm phát triển là: Xanh - xanh hơn - xanh hơn nữa; đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, trọng tâm là bảo vệ cảnh quan phát triển du lịch hồ Hòa Bình; phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao giải trí, du lịch cộng đồng. Đối với thu hút đầu tư chú trọng thu hút các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ít tác động tới môi trường. Ưu tiên, khuyến khích các dự án có công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại để thu hồi tối đa khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản và đảm bảo thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, quan điểm phát triển xanh cũng được đề cập rõ nét trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, các hoạt động sản xuất, tiêu dùng. Đó là ưu tiên sử dụng các sản phẩm xanh nhằm từng bước và hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tới môi trường... hướng tới mục tiêu để Hòa Bình trở thành vùng đất trong lành, thân thiện, đáng sống trong tương lai.

                                                                           
 Lê Chung

Các tin khác


Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Bài 1 - Giá trị trường tồn của Mo trong đời sống người Mường xưa và nay

Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là Mo Mường. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường. Hiện nay, Chính phủ đã gửi hồ sơ Mo Mường để trình, xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cần bảo vệ khẩn cấp. Đưa di sản Mo Mường vươn tầm thế giới. 

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 2: Bản anh hùng ca Trường Sơn

Trong số hơn 10 vạn bộ đội và hơn 1 vạn thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn huyền thoại, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sỹ. Nhiều cô gái ra trận đã hy sinh ở tuổi mười tám đôi mươi, với những ước mơ, dự định còn dang dở.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 1: Khởi đầu một huyền thoại

65 năm trước, Đường Trường Sơn kết nối hai miền Bắc, Nam đi vào lịch sử như một kỳ tích của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục